Chúng ta vẫn nghĩ rằng nhà chính là nơi an toàn nhất cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, trong nhà vẫn tồn tại những mối nguy. Làm ảnh hưởng đến sự an toàn cho trẻ ngay ở trong mà mà ba mẹ không ngờ đến. Cùng xem đó là những gì nhé.
1. Hóa chất và các chất tẩy rửa: mối nguy hại hàng đầu
Hóa chất độc hại luôn là mối nguy cơ tiềm ẩn hàng đầu đối với sự an toàn cho trẻ em. Bạn nên để các loại hóa chất ở vị trí hợp lý, tránh xa tầm nhìn và tầm với của trẻ nhỏ. Hãy đựng chúng vào chai lọ phù hợp và dán nhãn ghi tên các loại hóa chất mọi người dễ nhận biết. Nếu trong nhà có người già, người giúp việc thì bạn phải hướng dẫn rõ công dụng, cách bảo quản cho họ biết. Bảo quản đúng cách để đề phòng cháy nổ gây nguy hiểm.
2. Nhà bị bẩn
Nhà bẩn cũng chính là 1 trong những mối nguy hiểm đối với bé. Nhà bẩn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có hại sinh sôi và phát triển. Từ đó sẽ gây ra các bệnh về da, rôm sảy, nổi mẩn ngứa, … vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe trẻ nhỏ. Song song với đó, nhà bẩn như là có nhiều vết nước trên sàn nhà, thức ăn vung vãi khắp sànl; nếu không kịp thời làm sạch hay vệ sinh cẩn thận sẽ khiến bé dễ trượt ngã. Do đó ba mẹ cần dọn dẹp nhà cửa thường xuyên để đảm bảo an toàn cho con hơn.
3. Ban công, cửa sổ nhà hay của căn hộ cao tầng
Để đảm bảo an toàn cho con trẻ, ba mẹ cần làm khung, rào chắn cho tất cả cửa sổ và ban công. Không nên để các vật dụng có thể dùng để đứng lên cửa sổ, ban công; để tránh tình trạng bé leo trèo lên gây nguy hiểm. Không bế trẻ lại gần và luôn luôn đóng cửa sổ, cửa ra ban công khi trẻ đang chơi gần đó; và cả khi không có sự giám sát của người lớn.
4. Điện và các thiết bị sử dụng điện
Điện và các thiết bị sử dụng diện là mối nguy hại nghiêm trọng đến sự an toàn cho trẻ nhỏ sau ban công, cửa sổ. Các thiết bị điện và ổ cắm luôn là một sự thu hút đặc biệt đối với trẻ.
Ba/ mẹ nên sử dụng băng keo hoặc nút nhựa để bịt các ổ cắm điện trong tầm tay mà bé có thể với tới. Không để thanh sắt, tua vít, vật dụng kim loại nhỏ gần ổ cắm điện để tránh trường hợp bé lấy để chọc vào ổ điện. Luôn nhớ tắt điện khi không sử dụng để vừa tiết kiệm điện, vừa giúp bảo vệ tính mạng của trẻ.
5. Nước lạnh và nước nóng
Mối nguy hại tiếp theo ảnh hưởng đến sự an toàn cho con trẻ là nước lạnh và nước nóng. Sàn nhà lúc nào cũng luôn phải khô ráo tránh bé bị trượt chân té ngã gây chấn thương. Luôn để mắt đến bé mỗi khi vào nhà vệ sinh, nhà tắm, … Nước nóng từ vòi tắm có thể gây tai nạn cho bé bất cứ lúc nào nếu bạn không chú ý. Cây nước nóng lạnh cũng có thể khiến cho bé bị thương. Do đó mẹ nên để ở nơi bé không chạm vào được hoặc tắt nốt nóng khi không sử dụng.
6. Bếp nấu ăn và các vật sắc nhọn
Để giảm thiểu những mối nguy hiểm từ nhà bếp và các vật sắc nhọn đến sự an toàn của trẻ. Ba mẹ nên đặt bếp nấu cho hợp lý và có tấm chắn bảo vệ. Các dụng cụ nhà bếp sắc nhọn như dao, kéo, … cần được để trên kệ, giá treo trên cao; Và tránh để ở những ngăn kéo tủ đựng đồ chung. Không để đồ khi vừa nấu xong gần tầm tay của trẻ sẽ khiến trẻ bị bỏng nước nóng.
7. Các loại cửa ra vào
Bị kẹp tay vào cánh cửa luôn là tai nạn đáng sợ và ám ảnh của trẻ vì sự đau đớn mà trẻ phải chịu đựng. Do vậy, để đảm an toàn cho trẻ, ba mẹ nên sử dụng chốt cài cửa.
Nếu nhà bạn sử dụng cửa cuốn thì phải quan sát cửa trong suốt quá trình cửa hoạt động. Dán băng dính vào các ngăn kéo để phòng việc bé tự ý đóng mở ngăn gây kẹt tay.
Trên đây là Top 7 mối nguy hiểm tiềm ẩn trong nhà cho sự an toàn của trẻ nhỏ. Việt Mỹ mong rằng bài viết sẽ cung cấp thêm cho ba mẹ những thông tin bổ ích trong quá trình đảm bảo sự an toàn cho con yêu của mình.