Phần Lan được biết đến từ lâu với nền giáo dục vô cùng phát triển và được mệnh danh là nền giáo dục hạnh phúc. Quốc gia này dành sự ưu tiên hàng đầu cho việc học tập từ giai đoạn lớp mầm với mô hình nhà trẻ “học vui vẻ” – một mô hình giáo dục độc đáo. Bậc học mầm non là cấp học đầu đời của mỗi đứa trẻ. Phát triển giáo dục mầm non, là yếu tố rất quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước. Mỗi lứa tuổi mầm từ 1 đến 5 tuổi lại có một cách giáo dục riêng phù hợp với thể chất, ngôn ngữ và nhận thức của trẻ. Từ đó các chương trình cũng phải có sự học tập đổi để phù hợp và mang lại hiệu quả cao nhất có thể. Môi trường giáo dục lành mạnh, toàn diện chắc chắn sẽ là cơ hội cho sự phát triển toàn diện của trẻ Nhà trường đào tạo nhiều giáo viên giỏi với nhiều kinh nghiệm chăm sóc trẻ, dạy trẻ, giữ trẻ và yêu trẻ.
Nền giáo dục thiên đường Phần Lan có triết lý giáo dục thật đặc biệt: với xu hướng chơi nhiều hơn là học. Giáo dục Phần Lan từ những năm 1970 tập trung mạnh vào các môn năng khiếu âm nhạc, nghệ thuật, thủ công. Với người Phần Lan, giáo dục hướng tới mục đích xây dựng một ngôi trường tốt cho sự phát triển toàn diện của mọi đứa trẻ. Họ quan tâm đến phát triển nhận thức của trẻ hơn là giáo dục theo khuôn mẫu truyền thống. Phương hướng giáo dục hiện đại thống nhất quan điểm rằng: Trẻ học thông qua chơi và coi chơi là hoạt động chính của trẻ.
Hệ thống giáo dục của Phần lan
giáo dục mầm non Phần Lan
Áp dụng những chương trình linh hoạt. Rất nhiều quốc gia đi đầu trong xu hướng này đang chuyển hướng từ phương thức giáo dục truyền thống với cách giảng dạy theo giáo trình cũ kĩ áp dụng theo quy tắc, sang mô hình giáo dục linh hoạt, trong đó các cô giáo nhận định khả năng riêng của từng học sinh để áp dụng chương trình
dạy và học cá thể hoá cho học sinh đó. Phương pháp sư phạm mới này đã được đem lại kết quả tốt hơn trong giáo dục trẻ là yếu tố rất quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước. Đồng nghĩa với việc các giáo viên mầm non được kỳ vọng phải đat tới các tiêu chuẩn cao hơn, có nhiều chứng chỉ đào tạo hơn với chất lượng như mong muốn! Đáp ứng xu hướng chuyên nghiệp hóa trong giáo dục mầm non.
- Môi trường học tập thông minh hiện đại phù hợp với sự phát triển của trẻ nhỏ, là ngôi nhà thứ hai của trẻ gắn kết giữa gia đình và trường học
- Là môi trường học tập với các bài gỉang phương thức học tập cụ thể xoay quanh các tình huống: cách giải quyết vấn đề và cách ứng xử khi gặp trong cuộc sống, rèn luyện và ghi nhớ. Các hoạt động vui chơi trong trường học đóng vai trò đặc biệt quan trọng, giúp các cháu trải nghiệm thực tế và nuôi dưỡng khả năng phán đoán logic cũng như học tập.
- Trường mẫu giáo là nơi giúp các cháu học cách học hỏi lẫn nhau và sống với nhau: là trường đời đầu tiên giúp các cháu hiểu được nguyên tắc đầu tiên của đời sống xã hội và lớn lên như một một cách hoàn hảo và đúng mực nhất.
Không gian học tập thoải mái
Các trường học Phần Lan đều thiết kế phòng học cho giáo viên để họ có thể thư giãn khi các con đã ngủ hoặc trong lúc giao ca nghỉ ngơi trong ngày. Giáo viên cũng là con người và cần phải hoạt động để họ có thể hoạt động tốt nhất trong khả năng của mình.
Chính phủ Phần Lan và những đầu tư cho nền giáo dục
Bên cạnh việc miễn phí học phí, học sinh không phải chi trả cho những khoản sau đây:
– Tiền ăn trưa
– Các tour du lịch tham quan và các hoạt động ngoại khóa.
– Xe buýt đưa đón nếu nhà cách trường hơn 2km.
– Sách giáo khoa, tài liệu học tập, máy tính, máy tính bảng đều được cung cấp ở trường.
Phương châm giáo dục của mầm non Phần Lan
Một môi trường học tập giáo dục tốt không chỉ đơn giản là nơi có đầy đủ cơ sở vật chất, thoáng mát, rộng rãi, mà còn phải là môi trường học tập có sự tương tác giữa các bé với nhau, với cô giáo, và cả thế giới bên ngoài.
Nền giáo dục mầm non Phần Lan hiện tại đang ngày càng chú trọng hơn đến trẻ, môi trường học tập phải tạo được sự hứng thú cho trẻ, để trẻ thoải mái vui chơi sáng tạo để giúp phát triển khả năng tư duy, sáng tạo của trẻ.
giáo dục mầm non Phần Lan
Trường học còn là nơi giúp trẻ trải nghiệm những kỹ năng sống rèn luyện tính cách cho các em từ những việc nhỏ nhất như dạy cách tự chăm sóc bản thân, tự mặc quần áo, tự đi vệ sinh, ăn uống, làm bài tập… dần dần các em sẽ quen hơn, quan trọng nhất là trẻ đã học được cách tự giác, đức tính tự lập.