1. Trẻ chậm tăng cân cần chế độ ăn đa dạng, cân bằng
Trẻ nhỏ thường thích ăn các loại thức ăn nhanh, thức ăn vặt nghèo dưỡng chất hoặc đòi ăn đi ăn lại một món ăn đơn điệu như mì gói, cơm chiên trứng… Do đó, bé ăn nhiều nhưng không tăng cân vì con ăn thức ăn nghèo dưỡng chất trong thời gian dài. Hãy đảm bảo bé được cung cấp đầy đủ:
- Chất đạm từ các loại thịt nạc, cá, hải sản, trứng, sữa, sữa chua, phô mai, đậu hũ…
- Tinh bột đường từ các thực phẩm lành mạnh như gạo lứt, bánh mì nguyên cám, yến mạch, các loại bánh giàu dinh dưỡng, trái cây…
- Chất xơ từ rau củ quả tươi, trái cây, ngũ cốc nguyên cám…
- Chất béo từ dầu ô liu, trái bơ, phô mai, trứng, sữa chua…
- Vitamin và khoáng chất từ rau củ quả, trái cây, ngũ cốc, sữa được bổ sung vitamin và khoáng chất…
2. Chia nhỏ khẩu phần ăn
Bé ăn nhiều nhưng không tăng cân còn có thể là do ăn quá nhiều trong một bữa dễ khiến bé bị ngấy, khó tiêu, lâu dần dẫn đến chậm tăng cân. Thay vì để bé ăn nhiều trong một bữa, hãy chia nhỏ khẩu phần ăn thành 3 bữa chính và 3 bữa phụ mỗi ngày. Mỗi bữa ăn nên cách nhau từ 2-3 giờ để đảm bảo dạ dày bé tiêu hóa hết thức ăn, đồng thời tạo thời gian vừa đủ để khiến bé đói và hào hứng ăn khi đến bữa tiếp theo.
3. Trẻ tăng cân chậm cần bổ sung sữa và các chế phẩm từ sữa
Để trả lời câu hỏi “Cho bé 2 – 6 tuổi ăn uống gì để tăng cân?” thì sữa và các chế phẩm từ sữa là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa, rất phù hợp với trẻ nhỏ do có thành phần cân đối, hợp lý. Không chỉ là nguồn cung cấp đạm, sữa còn bổ sung canxi giúp bé phát triển xương và răng chắc khỏe. Mẹ có thể cho bé uống sữa hoặc dùng chế phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua thay cho 1-2 bữa phụ mỗi ngày.
Vậy trẻ tăng cân chậm nên uống sữa gì? Mẹ hãy ưu tiên sữa có thành phần quan trọng là đạm chất lượng cao và các loại lợi khuẩn bởi:
- Đạm: Ưu tiên loại đạm chất lượng cao giúp dễ tiêu hóa nhờ vào các thành phần whey vượt trội, thân thiện với hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ.
- Lợi khuẩn là các “chiến binh” đường ruột giúp củng cố sức mạnh của hệ tiêu hóa của trẻ, tăng cường đề kháng, giúp bé hấp thụ dưỡng chất tốt hơn để phát triển chiều cao tối ưu.
4. Cho bé uống đủ nước
Nước có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa của cơ thể, uống đủ nước giúp tăng cường trao đổi chất, hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón, phần nào sẽ khắc phục được tình trạng trẻ chậm tăng cân. Mẹ hãy đảm bảo bé được cung cấp đủ nước và sữa mỗi ngày. Hãy chọn sữa có bổ sung lợi khuẩn giúp củng cố hệ lợi khuẩn trong ruột. Đội quân lợi khuẩn này hoạt động hiệu quả sẽ giúp bé tiêu hóa thức ăn và hấp thụ dưỡng chất tốt hơn, giảm nguy cơ nhiễm bệnh về đường tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón, giúp con phát triển thể chất (chiều cao và cân nặng) tốt hơn.