Ngày càng có nhiều trẻ thừa cân và béo phì ở nước ta cũng như trên thế giới. Tuy nhiên để giúp trẻ giảm cân không chỉ đơn giản là cắt bớt khẩu phần của trẻ, quan trọng hơn là giúp trẻ thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt hằng ngày.
Các nhà hàng ăn nhanh, nước ngọt có gaz, đồ hộp… là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thừa cân và căn bệnh béo phì ở trẻ. Hơn nữa, ngồi hàng giờ trước máy thu hình hoặc máy vi tính thay vì chạy chơi ngoài phố, sử dụng thang máy thay cho cầu thang bộ… dẫn đến tính trạng lười vận động ở trẻ và do đó, cơ thể trẻ không thể tiêu hao được lượng calo dư thừa.
Khi con bạn gặp phải tình trạng này, hãy bình tĩnh và thực hiện những lời khuyên sau của các chuyên gia:
1. Không nên áp dụng mọi phương pháp giảm cân cùng một lúc
Bạn quá lo lắng về số cân dư thừa của con và cùng một lúc bắt con trẻ dùng thuốc giảm cân, tập thể dục thật nhiều, giảm khẩu phần ăn xuống còn một nửa… Những việc làm này có thể làm cho con bạn kiệt sức và ốm.
Hãy thực hiện theo lời khuyên của bác sỹ và bạn nên nhớ để giảm cân, sự điều độ mới là quan trọng. Hãy kiểm soát cân nặng để trẻ không tiếp tục tăng cân nhanh.
Việc giúp trẻ tìm lại được cân nặng như trước khi mắc bệnh cần có thời gian. Bạn phát hiện bệnh của trẻ và điều trị càng sớm thì hiệu quả của phương pháp điều trị đạt hiệu quả càng cao vì bạn đã tận dụng được thời kỳ phát triển của trẻ. Đây là thời kỳ cơ thể trẻ có nhiều thay đổi.
2. Giúp con thay đổi chế độ ăn
Bạn nên dần dần giảm lượng calo hàng ngày của trẻ. Ngoài ra, phải sắp xếp lại các bữa ăn (không nên ăn nhiều bữa, không nên ăn vặt…) đồng thời định hướng lại cách chọn thức ăn cho trẻ: thay vì chọn một cốc nước uống có ga, hãy hướng trẻ chọn một cốc nước hoa quả tươi hoặc nước lọc. Thay vì tráng miệng bằng kem hay bánh ngọt, hãy khuyên trẻ dùng sữa chua…
Hãy nói chuyện và phân tích cho trẻ hậu quả của việc tăng cân, vì sao phải giảm cân để trẻ nhận ra lợi ích và tự giác làm theo. Nếu bạn bắt ép trẻ làm theo, có thể trẻ sẽ phản ứng tiêu cực và kết quả sẽ ngược lại với những gì bạn trông đợi
3. Tập thể thao với con
Thường thì trẻ thừa cân và béo phì rất lười vận động. Hãy cổ vũ con bạn và sắp xếp thời gian để chơi thể thao hoặc đơn giản hơn là vẫn động nhiều với trẻ. Có bạn cùng tập luyện, trẻ sẽ hưng phấn.
Nên chọn những bài thể dục đơn giản đến phức tạp. Nếu đi bộ, không cần phải đi nhiều ngay từ những ngày đầu tiên.
ãy chú ý tới sức khoẻ của trẻ. Những môn thể thao trẻ có thể thực hiện để giảm cân: chạy, đi bộ, đá bóng, cầu lông…
Hãy khuyên con bạn dùng cầu thang bộ nếu tầng cần đến không ở quá cao.
Sau khi vận động nhiều hoặc chơi thể thao, trẻ thường đói và khát nước. Nếu bạn cho trẻ uống nước có đường hoặc ăn các thức ăn có mỡ, đường, … những năng lượng mất đi sẽ được bù đắp trở lại nên hãy cho trẻ uống nước lọc và ăn hoa quả nếu trẻ đói.
4. Chia sẻ và giúp trẻ vượt qua những lo âu và chê bai của bạn bè
Những trẻ béo phì thường bị bạn bè ở lớp trêu chọc và người đi đường bình phẩm. Những lúc như thế, trẻ rất tự ti và dẫn đến cáu giận, không hoà đồng với bạn bè.
Gia đình, đặc biệt là bố mẹ và các thầy cô ở trường có vai trò rất quan trọng trong việc giúp trẻ mắc bệnh béo phì ổn định được tâm lý. Hãy duy trì những bữa cơm gia đình với nhiều rau xanh và hạn chế các thức ăn có mỡ, đường…
Không nên để những đồ uống có đường, bánh kẹo trong tủ lạnh hoặc trong tầm với của trẻ.
Người lớn cũng không nên ngồi quá lâu trước máy thu hình để làm gương cho trẻ. Ở trường, chính thầy cô là những người an ủi và giúp trẻ hoá đồng.
Không nên tránh trách mắng trẻ nếu trẻ chưa thật quyết tâm giảm cân. Một tinh thần ổn định và không buồn phiền sẽ giúp trẻ hào hứng trong việc thực hiện các phương pháp giảm cân mà người lớn hướng dẫn.