Ngày nay có rất nhiều ông bố mẹ trẻ mong muốn con của mình có thể nói lên hết được suy nghĩ, mong con trẻ có thể bản lĩnh hơn và nói ra những điều mình thích, mình suy nghĩ. Thế nhưng điều đó không phải là dễ, muốn con của mình có được những điều đó là cả một hành trình gian nan của các ông bố và mẹ trẻ. Vậy làm thế nào để dạy trẻ cách nói lên suy nghĩ của mình chúng ta cùng tìm hiểu bài viết bên dưới nhé
Bố mẹ nên dành thời gian lắng nghe con nói
Nên dành thời gian lắng nghe con nói là điều mà bố mẹ cần làm hiện nay vì điều đó sẽ thể hiện sự gần gũi cũng như thân thiết đối với con của mình, từ đó con của mình sẽ dễ bộc bạch tâm sự và nói chuyện với mình nhiều hơn. Trong lúc lắng nghe con nói, bố mẹ hãy thể hiện cho trẻ thấy bạn đang lắng nghe thông qua giao tiếp bằng mắt hay cái nghiêng đầu.
Hoặc nếu như bạn bận thì bạn hãy dùng những từ ngữ, những hành động nào đó ân cần nhẹ nhàng nhất để nói với con rằng bố mẹ đang bận sẽ nói với con sau nhé. Như thế trẻ sẽ cảm thấy an tâm hơn, sẽ không cảm thấy bị tổn thương và bị bỏ rơi. Bố mẹ hiện nay nên chú ý những điều nhỏ nhặt này nhé.
Bố mẹ nên nhắc lại những gì mình đã nghe con trẻ nói
Khi nghe con của mình tâm sự xong thì cách tốt nhất là bạn hãy trình bày lại những gì trẻ vừa nói theo một cách khác và xen vào những từ thể hiện cảm xúc của trẻ. Tuy nhiên, bạn nên cẩn thận. Nếu trẻ đang giận dữ thì bạn nên an ủi trẻ bằng cách không ngoan, đừng trách móc trẻ nặng lời, nếu như bạn hô hét trẻ ở những lúc như thế có thể khiến mọi chuyện trở nên căng thẳng hơn.
Bạn có thể hỏi những câu hỏi để có thêm thông tin, hoặc bạn có thể an ủi để bé nói ra bé đang gặp vấn đề gì. Những câu hỏi này cho thấy bạn hiểu cảm xúc của con và khuyến khích trẻ thổ lộ với bạn. Và dĩ nhiên, bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hơn và nhờ thế bạn vừa biết được chuyện gì thực sự xảy ra và hiểu được con đang nghĩ gì.
Bố mẹ nên cân nhắc đến ý kiến của trẻ
Đây là một trong những điều khá quan trọng hiện nay khi dạy dỗ con trẻ của mình. Bạn hãy nhìn nhận vấn đề dưới con mắt của con. Nếu như là bạn bị sếp trách móc, bị đồng nghiệp khinh bỉ, bị người đời không tin tưởng và đau lòng nhất là bị chính người thân của mình nghi ngờ. Vậy thì trẻ cũng sẽ cảm thấy như thế khi chính bố mẹ của mình không tin vào mình, trẻ chắc chắn sẽ bị tổn thương nhiều.
Cách tốt nhất để xử lý thông minh mọi tình huống là bạn hãy cố gắng không phủ nhận những gì con nói ngay lập tức, thậm chí ngay cả khi bạn biết là con sai. Hãy lắng nghe con trước khi nói “không”. Bạn hãy cho trẻ cơ hội để giải thích dù rõ ràng là trẻ sai.
Bố mẹ nên suy nghĩ thật kỹ trước khi nói “không” với trẻ
Thật sự khi nói “không” cũng không có gì ghê gớm lắm nhưng đối với những đứa trẻ thì đó thật sự là điều mà đáng được chú ý đến. Bạn nên cho mình một phút để cân nhắc về những gì trẻ hỏi. Thậm chí dù câu trả lời cuối cùng của bạn chắc chắn vẫn là “không”, thì bạn vẫn nên nói với trẻ rằng hãy chờ đợi câu trả lời của mình, như vậy sẽ làm trẻ cảm thấy vui vẻ hơn.
Điều này giúp trẻ thấy rằng bạn thực sự lắng nghe con bởi vì bạn đã suy nghĩ kỹ về ý kiến của trẻ. Bạn cũng có thể chia sẻ cảm nghĩ của mình với con và cùng tìm ra cách giải quyết.
Bố mẹ hãy chấp nhận cảm xúc của trẻ
Ai trong chúng ta cũng có những cảm xúc của riêng mình, dù là người lớn hay một đứa bé cũng như vậy. Đối với những đứa trẻ mới lớn chúng cũng có những suy nghĩ, cảm xúc riêng vậy nên chúng ta không thể nào ngăn cản hay phủ nhận cảm xúc của người khác một cách vô cớ được.
Hãy cho phép trẻ nói lên suy nghĩ của mình dù là tiêu cực, bạn chỉ cần ở đó, không nói nhiều. Bạn không nên nói gì động chạm đến tính cách của trẻ.
Nếu trẻ cư xử không tốt, thay vì đánh đòn, trách móc, chửi bới nặng lời với con thì bạn có thể dùng những ngôn từ để chỉ dạy con mà không xúc phạm cháu. Đó cũng là một trong những cách dạy con khôn khéo mà không dính đến bạo lực về tâm hồn hay thể xác của con.
Những khi con sai phạm như thế bạn hãy nói cho con biết bạn nghĩ gì về cách cư xử của con. Thực tế, đôi khi cảm xúc của bạn là hình thức xử phạt tốt nhất nếu bạn không dùng nó để công kích trẻ.
Bố mẹ hãy cùng nhau nghĩ ra các cách giải quyết
Trong trường hợp này nếu như trẻ muốn một thứ gì đó nhưng không thể có được, bạn có thể khuyến khích con tưởng tượng về thứ mình muốn và cùng nói về nó.
Hãy tập cho trẻ thói quen đó, dần về sau trẻ sẽ tự mình ý thức được và chúng ta sẽ không mất nhiều thời gian để giải quyết những vấn đề ấy nữa.