Nhằm xây dựng nền tảng giáo dục vững chắc cho con trong giai đoạn đầu đời, nhiều bậc phụ huynh có xu hướng giáo dục sớm cho trẻ mầm non. Đến nay, giáo dục sớm đã thành một chương trình giáo dục được nhiều bậc phụ huynh ưa chuộng, tìm hiểu và ứng dụng trong giáo dục trẻ tại nhà.
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, nhiều bậc phụ huynh vẫn có những lầm tưởng về giáo dục sớm cho trẻ.
Bài viết dưới đây sẽ giúp ba mẹ hiểu rõ hơn về giáo dục sớm cho trẻ và những sai lầm mà nhiều người lớn gặp phải trong giáo dục trẻ mầm non.
Giáo dục sớm cho trẻ mở ra nhiều cơ hội phát triển ngay ở bậc học mầm non
Giáo dục sớm là gì?
Giáo dục sớm cho trẻ là giáo dục nhằm bồi dưỡng tố chất qua đó giúp các con có sự phát triển nổi trội về cả về phẩm chất trí tuệ và phẩm chất phi trí tuệ (như tính cách, ý chí, nhân cách, thói quen sinh hoạt). Đặc biệt, giáo dục sớm cho trẻ cũng là cách kích thích chức năng của não bộ phát triển trong giai đoạn 0 đến 6 tuổi.
Ngoài ra, đối với giai đoạn này, việc giáo dục sớm sẽ mang đến cho các con cơ hội khám phá thế giới xung quanh, học hỏi để khơi dậy tiềm năng từ sâu bên trong trẻ.
5 sai lầm của ba mẹ trong giáo dục sớm cho trẻ mầm non
Với định nghĩa về giáo dục sớm nêu trên, giáo dục sớm cho trẻ là tốt nhưng khi giáo dục sớm cho trẻ, người lớn cần tránh những quan điểm sai lầm làm cho giảm hiệu quả hoặc ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ. Cụ thể:
Sai lầm về tuổi chưa cần học
Người Việt Nam thường quan niệm rằng: Những đứa trẻ chưa đến độ tuổi đi học thì trách nhiệm của ba mẹ là làm sao để con luôn khỏe mạnh và vui tươi. Người lớn chỉ cần tạo điều kiện cho con ăn uống và vui chơi lành mạnh là đủ.
Tuy nhiên, trải qua quá trình nghiên cứu và làm việc với trẻ, tiến sĩ, bác sĩ, nhà giáo dục người Ý Maria Montessori lại cho rằng, 6 năm đầu đời là giai đoạn vàng trong tiến trình phát triển của trẻ khi trẻ thẩm thấu những kiến thức chúng được giáo dục như “miếng bọt biển thấm hút nước”. Trẻ tiếp thu nhanh và ghi nhớ rõ ràng, chúng có thể giải quyết những vấn đề khó khăn như học đứng thẳng và đi lại, điều khiển chân tay, nhận biết vạn vật, nắm vững ngôn ngữ, phát triển các phẩm chất tâm lý.
Cho nên, nếu giáo dục sớm cho trẻ đúng cách, các con sẽ được xây dựng nền tảng kiến thức và nhân cách ngay trong những năm đầu đời. Điều này sẽ giúp trẻ tự tin và sẵn sàng hội nhập để thành công trong tương lai.
Sai lầm về phải dạy ở lớp học
Đây là sai lầm thứ hai của ba mẹ khi suy nghĩ về giáo dục sớm cho trẻ. Quan niệm này cũng xuất phát từ quan niệm truyền thống của người Việt Nam khi cho rằng học tập chính là được giáo dục và tiếp thu kiến thức ở trên lớp mà không biết rằng việc dạy học trên lớp chỉ là một hình thức của giáo dục sớm cho trẻ mầm non.
Việc giáo dục sớm cho trẻ cần được kết hợp giữa giáo dục tại nhà và giáo dục ở trường để đảm bảo sự nhất quán giữa hai môi trường. Đặc biệt, sự rèn giũa trẻ qua những bài học cuộc sống cũng là cách thức giáo dục sớm cho trẻ tốt nhất. Các con học từ thực tế, từ những hành vi ứng xử của mọi người trong môi trường xung quanh. Do đó, bên cạnh lớp học, ba mẹ cũng cần chú ý đến môi trường gia đình, xã hội và hành động của mình để giáo dục sớm cho con hiệu quả.
Sai lầm về lý giải sự ngăn cấm
Nhiều phụ huynh cho rằng, con mình con nhỏ, chưa thực sự hiểu biết nên ngăn cấm các con tiếp cận với tri thức. Tuy nhiên, điều này lại là hành động “giết chết” sự sáng tạo và tự tin của trẻ. Bởi bản thân trẻ nhỏ đều có khả năng ghi nhớ một cách máy móc những gì chúng nhìn thấy, nghe thấy, cảm nhận thấy… để lấp đầy khoảng trống của não bộ. Cho nên, thay vì ngăn cấm con, bằng cách giáo dục sớm cho trẻ, ba mẹ nên tạo mọi điều kiện để đánh thức khả năng của con như mang đến cho con một môi trường giáo dục vui vẻ, hàm chứa nhiều điều mới mẻ mời gọi trẻ khám phá, tôn trọng những suy nghĩ và cách thể hiện của con…
Sai lầm về quan niệm dễ và khó
Một trong những sai lầm tiếp theo của người lớn khi đánh giá về giáo dục sớm cho trẻ chính là nên dạy trẻ những thứ dễ một chút còn được, khó hơn một chút là chúng sẽ không hiểu trong khi trẻ nhỏ hoàn thiện không có quan niệm về khó và dễ. Vì vậy, điều này sẽ gò bó sự phát triển tự nhiên của trẻ.
Mục đích cơ bản của giáo dục sớm cho trẻ chính là thúc đẩy tâm sinh lý và trí tuệ của trẻ phát triển tối ưu, lành mạnh và giúp trẻ phát huy năng lực của bản thân. Do đó, ba mẹ đừng bao giờ để con trẻ tự do vui chơi vô bổ trong những năm tháng đầu đời mà hãy lựa chọn một phương pháp giáo dục sớm cho trẻ để con có thể phát triển toàn diện về trí tuệ, thể chất và tinh thần.
Hi vọng những thông tin trên hữu ích với ba mẹ trong việc giáo dục sớm cho trẻ mầm non trong độ tuổi từ 0 đến 6.