Tất cả chúng ta đều phải trải qua những phút giây tồi tệ và bé của bạn cũng vậy. Tuy nhiên, là một người mẹ, trách nhiệm của bạn là giúp bé học cách làm chủ cảm xúc của mình.
Lắng nghe
Bạn có bao giờ nghe ai đó nói với bạn là mọi thứ vẫn ổn hoặc họ hiểu bạn mặc dù sự thật là họ chắc chắn không hiểu? Điều đó có khiến bạn bực mình không? Bé nhà bạn cũng cảm thấy như thế. Điều đầu tiên bạn cần làm khi cố gắng làm bé vui là lắng nghe, thật sự lắng nghe tại sao bé lại cảm thấy buồn hoặc chán nản. Chỉ bằng cách lắng nghe, bạn mới có thể thật sự hiểu bé đang cần gì và bạn có thể giúp bé vui vẻ hơn bằng cách nào.
Đặt câu hỏi
Bạn có thể nhận thấy rằng bé của bạn khó chia sẻ cảm xúc hơn các bé đồng trang lứa khác. Tại sao lại thế? Lý do có thể là vì bé sợ bị chọc quê hoặc bị bảo là các bé “ngốc” hoặc “quá nhạy cảm”. Cũng có thể đó là do bé không biết cách thể hiện suy nghĩ và cảm xúc của mình.
Đó là lý do vì sao bạn cần biết cách đặt câu hỏi cho bé. Bạn cần hỏi những câu hỏi không có hàm ý buộc tội bé và nên bắt đầu cuộc hội thoại bằng cách nói về những gì bé cảm thấy hoặc trải qua. Nên cố gắng đặt những câu hỏi mở và hạn chế tối đa câu hỏi đúng – sai.
Dạy con ngoan biết kiềm chế cảm xúc là một thử thách lớn
Để bé trút giận
Cứ để bé khóc hoặc xả hết cơn bực tức ra nếu bé cần như thế. Không nên để bé dùng ngôn ngữ không thích hợp, giận dữ hoặc lăng mạ bất cứ ai hoặc bất cứ thứ gì. Tất cả chúng ta đều cần được xả hết ra như thế. Ngay cả trong lúc bé trút giận, bạn cũng có thể hiểu hơn đôi chút về những gì bé đang trải qua nếu chịu lắng nghe cẩn thận những điều bé nói.
Ôm và âu yếm bé
Tùy vào độ tuổi của con, bạn có thể cho bé những cử chỉ âu yếm như ôm hôn, vỗ về. Điều đó sẽ giúp điều trị vết thương lòng của bé và giúp mọi thứ trở nên tốt hơn.
Không bao giờ coi nhẹ cảm xúc của bé
Đối với người lớn, các cuộc cãi vã tại khu vui chơi thật nhỏ nhặt và một món đồ chơi bị hư hoặc thất lạc thật sự không phải là tận thế, nhưng trong thế giới của các bé đó là một vấn đề lớn. Cười nhạo bé và không để tâm đến cảm xúc của bé sẽ chỉ dẫn đến những hệ quả sau:
Bé sẽ không muốn tâm sự với bạn nữa
Bạn khiến bé cảm thấy như là bé không còn quan trọng
Bé gặp phải những vấn đề về cảm xúc mà có thể kéo dài cả khi bé lớn
Bé muốn tìm kiếm sự an ủi và thấu hiểu từ một nơi khác
Xây dựng lòng tự trọng
Bất chấp cảm xúc của bé sẽ khiến lòng tự trọng của bé bị tổn thương. Thay vào đó, bạn nên giúp bé xây dựng lòng tự trọng và tự tin bằng cách nhắc cho bé là bé đặc biệt như thế nào đối với bạn và những gì người khác nghĩ không phải lúc nào cũng quan trọng. Bạn cần giúp các bé hiểu và tin rằng suy nghĩ và ý kiến của bé rất có giá trị và đáng để lắng nghe.
Ba mẹ là người hâm mộ
Bé cần biết bạn là người hâm mộ bé nhất. Thậm chí ngay cả khi những gì tồi tệ mà bé đang trải qua có một phần, thậm chí toàn bộ, là lỗi của bé, bé cần biết là bạn sẽ luôn ở bên cạnh bé. Bé cần biết bạn yêu bé vô điều kiện và luôn ở bên cạnh để giúp bé vượt quá giai đoạn khó khăn này.