Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các bệnh viêm đường hô hấp gây ra 10 triệu ca tử vong hàng năm. Thống kê cho thấy, trẻ dưới 5 tuổi có thể bị viêm đường hô hấp 4 - 6 lần trong một năm, điều này dẫn đến trẻ bị suy giảm sức khỏe, chậm phát triển cả thể chất và trí tuệ.
Tại nước ta, thống kê cho thấy, bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ tăng cao theo chu kỳ mỗi năm, thời điểm trẻ bị mắc nhiều nhất là vào tháng 9-12 hằng năm, khi thời tiết chuyển mùa. Ngoài yếu tố bệnh theo mùa, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, với diễn biến thất thường của các chỉ số ô nhiễm không khí cũng là yếu tố nguy cơ, làm cho tỷ lệ trẻ mắc bệnh đường hô hấp ngày một tăng cao. Thời điểm trẻ bị mắc viêm đường hô hấp nhiều nhất là vào tháng 9-12 hằng năm Những bệnh viêm đường hô hấp thường gặp ở trẻ Các bệnh hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ là viêm mũi cấp, viêm VA cấp tính, viêm VA mạn tính, viêm Amidan cấp tính, viêm Amidan mạn tính, viêm họng... đây chính là viêm đường hô hấp trên. Còn viêm đường hô hấp dưới gồm: Viêm phế quản, viêm thanh quản, viêm phổi... Khi mắc viêm đường hô hấp, các biểu hiện thường thấy ở trẻ là quấy khóc, chảy nước mũi, chán ăn, chảy nước mắt, ho, sốt, khó thở, nhịp thở tăng so với lứa tuổi, cánh mũi phập phồng, co kéo các cơ hô hấp… Tuy nhiên, biểu hiện khó thở không xảy ra với viêm đường hô hấp trên mà là triệu chứng của viêm đường hô hấp dưới, nhưng nếu trẻ bị viêm thanh quản thì trẻ có thể sẽ bị khó thở. Và khó thở là biểu hiện rất ít gặp, nhưng đã gặp thì thường là dấu hiệu của bệnh nặng. Cha mẹ làm gì khi trẻ viêm đường hô hấp? Theo nghiên cứu, trẻ thường mắc viêm đường hô hấp do virus, nên các phương pháp điều trị chủ yếu là giảm các triệu chứng. Các thuốc điều trị cho trẻ thường được sử dụng là thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm tại chỗ, chăm sóc dinh dưỡng giúp nâng cao sức đề kháng. Nếu trường hợp trẻ có diễn tiến nặng hay bội nhiễm thì các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị thích hợp. Phòng viêm đường hô hấp cho trẻ lúc giao mùa Bài thuốc trị viêm đường hô hấp Chính vì vậy việc chăm sóc trẻ bị viêm đường hô hấp tại nhà là vô cùng quan trọng Đối với trường hợp trẻ sốt: Khi viêm đường hô hấp cấp trẻ sẽ bị sốt, vậy câu hỏi đặt ra cho cha mẹ là có cần cho trẻ dùng thuốc hạ sốt. Nếu trẻ sốt dưới 38 độ, chỉ cần nới lỏng quần áo và mặc quần áo rộng rãi thoáng mát cho trẻ. Có thể lấy khăn nhúng nước ấm vắt kiệt lau người cho trẻ (chú ý lau các nếp gấp cổ, gáy, nách, bẹn…) Chỉ dùng thuốc hạ sốt cho trẻ khi nhiệt độ cơ thể sốt được đo từ 38 độ C trở lên. Hiện thuốc hạ sốt có nhiều loại nhưng nhìn chung dược chất chính đều là Paracetamol, chính vì vậy trước khi dùng cần pha đúng liều lượng, thời gian theo độ tuổi và cân nặng. Nếu sau khi cho trẻ dùng thuốc hạ sốt rồi mà tình trạng sốt cao của trẻ không đỡ, ngoài việc lau nước ấm hạ sốt hỗ trợ thì cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám và điều trị. Khi viêm đường hô hấp cấp trẻ sẽ bị sốt Đối với trường hợp trẻ sổ mũi: Nếu chảy nước mũi cần lau mũi nhẹ nhàng cho trẻ bằng khăn mềm, giúp không bị đau do lau nhiều. Việc giữ ấm cơ thể cho trẻ sẽ giúp trẻ mau hết sổ mũi, nhất là thời tiết hiện nay lạnh về đêm và sáng, nên việc giữ ấm cho trẻ là quan trọng. Hằng ngày cần vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý (NaCl 0,9%), việc nhỏ mũi sẽ giúp loãng mũi cho trẻ, sau đó hút sạch và lau khô mũi bằng tăm bông khô, sạch. Đối với trường hợp trẻ ho: Nếu trẻ ho khi mắc viêm đường hô hấp, cần cho trẻ uống nước ấm, với trẻ trên 6 tháng tuổi có thể hấp lá hẹ, quất với mật ong giúp trẻ bớt ho. Còn nhỏ hơn hoặc ho nhiều thì việc đi khám bác sĩ là cần thiết. Tùy từng trường hợp trẻ ho mà các bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc trị ho cho trẻ. Điều quan trọng là khi trẻ ho cha mẹ cần áp dụng biện pháp vỗ lưng. Điều này giúp long đờm, loãng đờm, giảm ho cho trẻ. Đối với trường hợp trẻ nôn ói: Khi trẻ có biểu hiện nôn ói có thể do viêm nhiễm đờm đặc cũng có thể do bệnh trở nặng. Vì vậy, nên theo dõi chặt chẽ nếu thấy tình trạng nôn ói nhiều, quấy khóc không chịu ăn nên đưa trẻ tới cơ sở y tế có chuyên khoa nhi để được thăm khám và điều trị. Chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp trẻ chiến đấu đánh bại virus, vi khuẩn. Đối với trường hợp trẻ lười ăn: Khi bị mắc bệnh trong viêm đường hô hấp việc trẻ quấy khóc, lười ăn là rất hay gặp. Bệnh viêm đường hô hấp ở giai đoạn ủ bệnh đa số các trẻ đều mệt mỏi lười ăn. Đến khi bệnh tiến triển do trẻ bị đau họng, nghẹt mũi… khiến trẻ không chịu ăn, quấy khóc. Việc chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ giai đoạn này vô cùng quan trọng. Vì trẻ cần nâng cao thể trạng để phòng tránh được tiến diễn của bệnh nặng. Nếu chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp cho trẻ chiến đấu đánh bại virus, vi khuẩn. Nguyên tắc chăm sóc dinh dưỡng đối với trẻ viêm đường hô hấp Trước khi cho trẻ ăn cần làm giúp mũi thông thoáng, để khi ăn trẻ sẽ ít bị nôn, cần làm sạch mũi bằng cách hút sạch mũi cho trẻ, sau đó lau khô mũi bằng tăm bông. Chuẩn bị thức ăn cho trẻ: Trong lúc mắc bệnh, đa số các trẻ sẽ có cảm giác lười ăn và khó tiêu hóa hơn so với lúc bình thường, bởi vậy, thức ăn cho trẻ phải được nấu mềm và lỏng hơn một ít so với ngày thường, nhưng vẫn phải bảo đảm đủ 4 nhóm thực phẩm (bột, béo, đạm, rau xanh quả chín). Việc chăm sóc trẻ bị viêm đường hô hấp tại nhà là vô cùng quan trọng Một vài lưu ý: Lấy khăn khô mềm để lau cho trẻ trong khi ăn, không dùng khăn ướt, vì khăn ướt khi chạm vào đầu mũi nhiều lần sẽ gây lạnh và kích thích chảy mũi liên tục. Do trẻ viêm đường hô hấp nên cần hạn chế không cho trẻ ăn uống đồ lạnh, cần ăn thức ăn ấm (ăn lạnh có thể sẽ làm tình trạng viêm tiến triển nhiều hơn). Không cho trẻ ăn những thực phẩm dễ gây kích ứng dị ứng (bé dị ứng với thực phẩm này) khi ăn vào trẻ bị nổi mề đay. Nếu trẻ lười ăn, nên cho trẻ ăn lượng thức ăn ít hơn ngày thường, như vậy để trẻ không bị đói và không bị sụt cân thì phải chia nhỏ số bữa, cho trẻ ăn nhiều bữa để giúp trẻ ăn được nhiều sẽ tránh bị sụt cân suy dinh dưỡng. Trong lúc bệnh nên trẻ có cảm giác ăn không ngon, dễ nôn ói, vì vậy, cần đút cho trẻ chậm hơn lúc bình thường. Nếu trẻ không chịu ăn nữa thì ngừng và có thể cho trẻ ăn những gì trẻ thích như: Sữa chua, sữa, các loại bánh, phô mai… Trong quá trình chăm sóc trẻ, nếu có triệu chứng sau nặng hơn, bất thường như: Thở nhanh, sốt cao liên tục từ 3 - 5 ngày, không ăn uống được hoặc nôn ói nhiều cần cho trẻ tới ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị.