Chăm sóc đúng cách và thật kiên nhẫn sẽ giúp bệnh nhanh chóng bị đẩy lùi. Rất nhiều ông bố, bà mẹ đau đầu với chứng rối loạn tiêu hóa của con trẻ. Bệnh có triệu chứng như trẻ thường bị nôn ói, đầy bụng khó tiêu, đi phân sống hoặc nặng hơn là táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài dai dẳng, có trường hợp điều trị cả năm vẫn không dứt. Tuy nhiên, càng vội vàng các bậc phụ huynh lại càng mắc phải sai lầm. Vì...
Chăm sóc đúng cách và thật kiên nhẫn sẽ giúp bệnh nhanh chóng bị đẩy lùi.
Rất nhiều ông bố, bà mẹ đau đầu với chứng rối loạn tiêu hóa của con trẻ. Bệnh có triệu chứng như trẻ thường bị nôn ói, đầy bụng khó tiêu, đi phân sống hoặc nặng hơn là táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài dai dẳng, có trường hợp điều trị cả năm vẫn không dứt. Tuy nhiên, càng vội vàng các bậc phụ huynh lại càng mắc phải sai lầm.
Vì sao trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa?
Trong báo cáo chuyên đề về rối loạn tiêu hóa của bác sĩ Nguyễn Diễm Hà, Bệnh viện Từ Dũ, có mô tả đặc điểm hệ tiêu hóa của trẻ ăn dặm:
- Miệng: tuyến nước bọt phát triển hoàn chỉnh vào 4-6 tháng tuổi, có đủ men amylaza để tiêu hóa tinh bột.
- Lưỡi: lớn rộng, dày và gai lưỡi phát triển tốt nên cảm nhận thức ăn ngon.
- Răng: bắt đầu mọc từ 5-6 tháng.
- Thực quản: mỏng, đàn hồi kém do cơ chưa phát triển, cơ tâm vị lỏng lẻo → dễ ọc ói.
- Dạ dày: nằm ngang, cơ tâm vị yếu, cơ môn vị phát triển → thực ăn ứ đọng lâu trong dạ dày dễ trớ ọc sữa.
- Dịch vị độ toan thấp, men pepsin hoạt động chưa tốt.
- Niêm mạc ruột nhiều nếp nhăn, mạch máu → vi trùng dễ cư trú gây bệnh.
Với những đặc điểm này, hệ tiêu hóa của trẻ còn rất non yếu và nhạy cảm. Hầu hết các rối loạn đều do các các yếu tố bên ngoài tác động. Và vì hệ tiêu hóa đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của bé nên khi bị rối loạn sẽ ảnh hưởng rất lớn lên toàn cơ thể.
Khi trẻ đã mắc rối loạn tiêu hóa, nên chăm sóc thế nào?
- Giữ vệ sinh: Trẻ có thói quen ngậm tay hay đưa các loại đồ chơi vào miệng, đó là con đường rất dễ dẫn các loại vi khuẩn vào cơ thể, vì thế nên chú ý nhắc nhở, hạn chế thói quen này của bé. Thường xuyên rửa tay cho bé bằng xà phòng diệt khuẩn.
Vệ sinh tất cả đồ chơi của bé, tốt nhất là 2 tuần/lần. Với những món đồ bằng nhựa thì rửa sạch bằng nước và xà phòng rồi phơi phóng cho khô. Những món bằng gỗ hoặc giấy thì nên lau bụi sạch sẽ trước khi cho trẻ cầm, nắm.
Với người hay tiếp xúc với trẻ cũng chú ý giữ vệ sinh tay, chân. Luôn rửa tay bằng xà phòng sạch sẽ sau khi nấu ăn, lau nhà, dọn phân bé… rồi mới tiếp xúc với trẻ.
- Dinh dưỡng: Đừng quá vội vàng bồi dưỡng khi thấy phân trẻ có dấu hiệu khá hơn. Cũng không ép bé ăn vượt quá khẩu phần. Vì thực chất, chứng rối loạn tiêu hóa rất hay trở lại nếu việc điều chỉnh hệ vi khuẩn đường ruột chưa hoàn chỉnh. Do đó, bạn cứ “bình tĩnh” bồi dưỡng cho trẻ từ từ.
Vệ sinh ăn uống đúng cách: Chọn thực phẩm tươi sống, chế biến đúng cách, tránh gây nhiễm bẩn thức ăn. Với bé bị rối loạn tiêu hóa, mẹ nên chú ý hạn chế chất đạm, béo gây khó tiêu cho bé.
Trong khi bé đang bị tiêu chảy, không kiêng cữ những món như thịt, cua, tôm cá, mà vẫn giữ chế độ ăn bình thường, vì khi bạn kiêng cữ cơ thể bé sẽ càng suy nhược vì thiếu chất.
- Kiên định điều trị ở một nơi nhất định: Càng nóng ruột, bạn càng mong thấy tiến triển của bé. Thực chất bệnh cần phải thăm dò, theo dõi mới tìm ra được phương thuốc thích hợp. Đừng vì nôn nóng mà nay thuốc này mai thuốc khác, thậm chí dùng Tây y, Đông y lẫn lộn… Điều đó chỉ càng làm bệnh thêm trầm trọng mà thôi.