Mẫu giáo là trường học đầu tiên của trẻ. Một số trẻ em thấy đây là một trải nghiệm thú vị, nhưng cũng có một số trẻ khác lại cảm thấy e dè, nhút nhát, thậm chí là sợ hãi khi đến trường với các biểu hiện như ít tham gia vào các hoạt động nhóm, im lặng chơi một mình. Vậy làm thế nào để giúp một đứa trẻ nhút nhát hoạt bát và vui vẻ hơn mỗi khi đến trường ?
1. Trẻ nhút nhát khi tham gia vào trường học
Bạn muốn con mình hăng hái trong những năm đầu tiên đi học tuy nhiên lại không như bạn mong đợi. Trẻ e dè, sợ hãi khi đến trường, đặc biệt nếu trẻ vẫn đang học mẫu giáo thì điều này không đáng lo ngại. Trong những năm học mầm non, trẻ mới bắt đầu học cách tương tác với các bạn và tham gia các hoạt động nhóm. Nhiều trẻ ở độ tuổi mẫu giáo vẫn cảm thấy thoải mái nhất khi chơi cùng với những trẻ khác, quan sát và bắt chước hơn là chơi trực tiếp với bạn bè. Ở trường mẫu giáo, hầu hết trẻ em chơi tương tác, tuy nhiên, các trẻ vẫn đang trong giai đoạn thích nghi với môi trường xã hội của trường học. Ở cả nhà trẻ và mẫu giáo, trẻ em đang thử nghiệm nền tảng mới, học các quy tắc hành vi mới. Đó là một quá trình có thể mất nhiều thời gian để trẻ làm quen.
Mối đứa trẻ có một tính cách riêng với các biểu hiện riêng. Có những trẻ sẽ phải mất nhiều thời gian hơn những đứa trẻ khác để thích nghi với các hoạt động thường ngày ở lớp học, giáo viên và các bạn mới, song theo thời gian, trẻ sẽ trở nên cởi mở hơn. Một số trẻ lại tỏ ra nhút nhát khi đến trường học, đây là biểu hiện bình thường, các bậc phụ huynh không nên quá lo lắng.
Với trẻ nhỏ, nhút nhát cũng là cách biểu đạt cảm giác của trẻ, vì vậy hãy để trẻ được phát triển cảm giác của riêng mình một cách thoải mái nhất. Không nên nghiêm trọng hóa vấn đề.
Trẻ không cần phải là một học sinh giỏi trong những năm đầu đời. Thay vào đó, bạn nên xoa dịu nỗi sợ hãi của trẻ để khiến trường học trở thành trải nghiệm thú vị hơn đối với trẻ, đồng thời giúp thúc đẩy việc học trở thành mục tiêu trong tương lai.
2. Khuyến khích trẻ nhút nhát
Dưới đây là một số cách bạn có thể thực hiện để những đứa trẻ nhút nhát:
Nói chuyện với giáo viên của trẻ: Các chuyên gia nhấn mạnh sự cần thiết của phụ huynh đối với việc giữ liên lạc với giáo viên và nhân viên nhà trường. Giao tiếp giữa cha mẹ và giáo viên là một công cụ quan trọng để giúp những đứa trẻ nhút nhát tham gia trường học.
Bắt đầu bằng cách so sánh các ghi chú về cách trẻ hành động ở trường và ở nhà. Chẳng hạn như trẻ yêu thích những hoạt động nào ở nhà mà không có ở lớp học? Trẻ không thích điều gì mà chúng phải làm ở trường? Thu thập thông tin với giáo viên của trẻ và tìm cách giúp lớp học trở thành một nơi hấp dẫn và thoải mái.
Mang theo đồ vật yêu thích của trẻ đến trường: Ví dụ, nếu trẻ đặc biệt thích một đồ vật gì đó ở nhà, hãy để trẻ mang bộ sưu tập của mình đến lớp học. Cô giáo có thể tạo cơ hội cho trẻ được nói hoặc trả lời các câu hỏi về đồ vật yêu thích của mình hoặc có thể tổ chức một cuộc thảo luận về bằng cách sử dụng tài liệu của trẻ làm giáo cụ trực quan.
Các chuyên gia nhận thấy rằng việc ủng hộ sở thích của trẻ tạo ra sự khác biệt. Được mang theo bộ sưu tập mà bản thân cảm thấy hứng thú giúp trẻ cởi mở hơn và chia sẻ nhiều hơn.
Ngay cả khi trẻ không lên tiếng, chỉ cần có những thứ yêu thích của trẻ trong lớp cũng có thể giúp trẻ bớt nhút nhát. Bé có thể tham gia vào lớp học và cảm thấy thân thuộc mà không cần thể hiện bằng lời, đó là một bước khởi đầu. Thay vì lên tiếng, trẻ có thể chia sẻ sách hoặc đồ chơi mà trẻ yêu thích. Điều này cho thấy trẻ đã bắt đầu cởi mở hơn, thoải mái hơn khi đến trường.
Đi học: Những người bạn khác ở trong lớp có thể giúp đứa trẻ nhút nhát cảm thấy thoải mái hơn ở trường. Bạn nên sắp xếp thời gian để ghé thăm lớp học của trẻ nhằm mục đích quan sát trẻ nhiều hơn. Hầu hết trẻ em sẽ coi sự xuất hiện của bố mẹ ở lớp học là một món quà đặc biệt.
Tạo cơ hội thành công cho trẻ: Nếu bạn có thể đến thăm lớp học của con mình, hãy xem liệu các trò chơi và hoạt động ở đó có phù hợp với con bạn hay không, có mang lại sự kích thích và cảm giác thành công không?. Các chuyên gia cho biết : trẻ có thể né tránh mọi thứ vì bản thân không nghĩ rằng mình có thể làm được.
Nếu nhiều hoạt động trong lớp có vẻ vượt quá khả năng của trẻ, bạn hãy nói chuyện với giáo viên để đơn giản hóa các hoạt động này. Nếu trẻ gặp khó khăn với việc gọi tên tất cả các chữ cái trong bảng chữ cái, giáo viên có thể giúp trẻ chỉ tập trung vào một số chữ cái. Nếu trẻ không phối hợp tốt khi sử dụng kéo hay keo dán, hãy cho trẻ lựa chọn hoạt động khác như tô hoặc vẽ. Hãy cho trẻ tham gia vào các hoạt động khiến trẻ cảm thấy hứng thú và thoải mái.
Thử thách trẻ nhiều hơn: Có thể các hoạt động ở trường khiến con bạn nhàm chán vì chúng quá dễ dàng. Nếu bạn nghi ngờ đây là một vấn đề, hãy làm việc với giáo viên để tìm cách cho trẻ được thử thách nhiều hơn.
Hỗ trợ trẻ tham gia các hoạt động khi trẻ ở nhà Một số trẻ có thời gian nắm bắt các kỹ năng mới dễ dàng hơn khi ở trong môi trường yên tĩnh, không có sự kích thích và áp lực của lớp học. Nếu con bạn còn lúng túng trong việc vẽ tranh bằng bút lông, bạn hãy cùng trẻ tập vẽ tranh ở nhà. Tìm những bài hát con bạn thích nhất ở trường và hát chúng khi trẻ ở nhà.
Cho con bạn cơ hội luyện tập, nhưng đừng tạo áp lực cho con. Trẻ nhỏ thành thạo các kỹ năng mới ở các tốc độ khác nhau và không cần phải biến nó thành áp lực cho trẻ. Cho trẻ tham gia vào các hoạt động nhằm mục đích xây dựng sự tự tin của con bạn. Chính vì vậy, điều quan trọng là bạn phải đảm bảo rằng bạn không thúc ép con mình quá nhiều.
Tập trung vào thành tích của mà trẻ đạt được: Đừng chỉ chú ý đến những vấp ngã của trẻ. Thực hiện các hoạt động vui vẻ và dễ dàng ở trường, ở nhà là cách tuyệt vời để xoa dịu nỗi sợ hãi của trẻ. Hầu hết các lớp học đều có các bài hát nhóm yêu thích, bạn nên tìm hiểu xem con bạn thích bài hát và các hoạt động nào ở trường, biến chúng thành thói quen ở nhà của trẻ. Nếu trẻ tự tin hát ở nhà, điều này giúp trẻ tự tin hơn khi ở lớp học.
Trở thành “học trò” của trẻ: Bạn có thể tổ chức trò chơi ở nhà và tham gia với tư cách là một trong những "học sinh", nhưng hãy để con bạn điều khiển các hoạt động của lớp học. Bạn có thể phát hiện ra những nỗi sợ hãi của trẻ ở trường học, chẳng hạn như những đứa trẻ xấu tính hoặc bị giáo viên trêu chọc. Nếu với tư cách là "học sinh" của trẻ, bạn có thể nhẹ nhàng tỏ ra sợ hãi lũ trẻ hoặc giáo viên, con bạn sẽ thấy điều này rất buồn cười, và tiếng cười của trẻ sẽ giúp giải phóng phần nào cảm giác sợ hãi để trẻ tự tin hơn. Nói về những gì đang xảy ra, đặt câu hỏi cho trẻ và sử dụng những thông tin này để nói chuyện với giáo viên của trẻ.
Phần lớn sự nhút nhát hoặc im lặng ở trẻ không phải là vấn đề nghiêm trọng, nhưng một vài dấu hiệu có thể cho thấy trẻ cần được sự hỗ trợ từ các chuyên gia. Chẳng hạn như trẻ, nếu trẻ thường xuyên quấy khóc hoặc dễ cáu giận hơn khi ở trường, trẻ im lặng, ít giao tiếp bằng mắt, hoặc có hành vi bạo lực ở trường, đánh những đứa trẻ hoặc giáo viên khác, bạn hãy nói chuyện với bác sĩ nhi khoa hoặc nhà tâm lý học về tình trạng của trẻ.