Khi trẻ viêm phế quản, viêm họng, thường bị ho nhiều và đau rát cổ họng, khiến trẻ biếng ăn, hay nôn ói. Các cách sau sẽ giúp trẻ giảm ho, giảm đau, giúp bệnh nhanh hết hơn không phải dùng thuốc tây kéo dài.
Hãy áp dụng ngay các cách sau khi trẻ vừa có biểu hiện ho, khò khè, sẽ giúp nhanh hết, giảm viêm và hạn chế việc dùng thuốc kháng sinh ở trẻ rất hại đường ruột, và làm suy giảm chức năng gan, thận.
4 cách giúp giảm ho, giảm đau họng, viêm họng cho trẻ
1. Súc miệng bằng nước muối loãng giúp trẻ giảm ho, giảm viêm họng
Đây là cách đơn giản nhất nhưng lại rất hiệu quả có thể giúp giảm đau rát, giảm ngay triệu chứng viêm họng, ho và đau họng. Nước muối có tác dụng sát khuẩn khoang miệng, vòm họng, cuống họng. Nên cho trẻ súc miệng, khò họng với nước muối pha loãng, ngày từ 3 -5 lần khi đang ho, viêm họng, viêm amidan, sẽ giúp giảm viêm sưng, nhiễm khuẩn bên cạnh việc trị bệnh cho trẻ.
Cách pha nước muối loãng: dùng 1 thìa nhỏ muối tinh sạch cho vào khoảng 250ml nước ấm, hòa tan rồi hướng dẫn trẻ súc miệng, khò họng.
Với trẻ nhỏ chưa biết khò nước trong miệng, mẹ hướng dẫn con ngậm nước muối trong miệng (ngậm lại nhưng không nuốt) rồi ngửa cổ để nước muối có thể tiếp cận sâu vào bên trong cổ họng, giữ một lúc rồi nhả ra, sau đó lại ngậm tiếp, làm như vậy nhiều lần.
2. Cho trẻ uống lá ngải cứu giúp giảm ho, giảm viêm họng, đau họng
Lá ngải cứu có vị đắng, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng lợi tiêu hóa, hạ nhiệt, kháng khuẩn, làm dịu đau, chống ho, trị giun, … thường được được dùng để trị khàn giọng và ho. Không dùng cho phụ nữ có thai.
Dùng một nắm lá ngải cứu giã thật nhuyễn, cho vào 1 ít nước sôi, chắt ra để nguội rồi cho trẻ uống. Sẽ giúp giảm kích thích, giảm viêm đau cổ họng. Với trẻ trên 1 tuổi và người lớn cho thêm 1 muỗng cà phê nước chanh tươi vào sẽ có hiệu quả nhanh hơn.
3. Cho trẻ uống nước gừng để giảm ho, giảm viêm họng
Gừng có tác dụng trị đau họng, trị ho hiệu quả. Theo Y học cổ truyền, gừng tươi gọi là sinh khương, có vị cay, tính ấm. Gừng có tác dụng trục hàn, tiêu đờm, kháng viêm, giải độc tố, thông mạch, chống nôn ói, …
Lấy 1 ít gừng rửa sạch, băm nhuyễn, cho vào một ly nước nóng, cho thêm đường phèn vào cho trẻ dễ uống. Cho trẻ uống từng ngụm nhỏ, tính ấm của gừng cũng sẽ phát huy tác dụng kháng viêm, giúp cổ họng giảm dịu hẳn lại và đau rát nhanh chóng. Nên áp dụng cho trẻ trên 1 tuổi vì vị gừng cay, trẻ dưới 1 tuổi sẽ khó uống.
4. Mật ong trị ho, đau họng, viêm họng
Mật ong từ xưa được coi là một trong những vị thuốc được sử dụng phổ biến trong Y học cổ truyền, chữa được nhiều bệnh, trong đó có chứng đau họng, viêm họng. Dùng mật ong pha nước cốt chanh vào buổi sáng sớm để giúp tan đờm, giảm ho, giảm đau họng sẽ rất hiệu quả. Mật ong không chỉ chứa các vitamin có lợi mà còn giúp tăng cường hệ miễn dịch và chống nhiễm trùng. Theo một nghiên cứu năm 2012 đăng trên tạp chí Nhi khoa, mật ong thực sự có hiệu quả hơn siro ho vì mật ong bảo vệ họng tốt hơn.
Mật ong chứa các vitamin có lợi, giúp tăng cường hệ miễn dịch và chống nhiễm trùng