Triệu chứng của đái tháo đường ở trẻ em
Cũng giống như ở người trưởng thành, triệu chứng của đái tháo đường ở trẻ em cũng có xu hướng diễn ra trong một vài tuần: Uống nhiều nước hơn bình thường, bao gồm cả buổi đêm, tiểu nhiều, tiểu dầm, sụt cân, mệt mỏi.
Ngoài ra, còn một số triệu chứng điển hình ở trẻ em như: Đau bụng, đau đầu, thường gặp các vấn đề về hành vi...
Điều trị đái tháo đường cho trẻ
Dưới sự hướng dẫn của bác sỹ, cha mẹ cần hiểu về bệnh và cách điều trị để giúp trẻ cải thiện tình trạng đái tháo đường
Trẻ em bị đái tháo đường type 1 cần phải sử dụng insulin ngoại sinh suốt đời. Trẻ sẽ cần được tạo một thói quen bổ sung insulin đặc biệt theo chỉ định của bác sỹ. Hầu hết đều sử dụng insulin tác dụng nhanh vào ban ngày và insulin tác dụng chậm vào ban đêm. Trẻ còn rất nhỏ thường không cần tiêm insulin vào ban đêm nhưng khi lớn lên thì sẽ cần điều này. Thay vì bơm tiêm và bút tiêm, hiện nay tại càng nước phát triển trên thế giới ưu tiên cho trẻ sử dụng các bơm tiêm insulin tự động.
NÊN ĐỌC
Thường thì trong năm đầu tiên sau chẩn đoán, trẻ có thể chỉ cần tiêm một lượng nhỏ insulin. Cùng với việc điều trị bằng insulin, cha mẹ cần theo dõi sát sao đường huyết để tránh giảm đường huyết xuống quá thấp. Bởi điều này sẽ dẫn đến nhiều biến chứng gia tăng theo thời gian.
Để phòng ngừa biến chứng do đái tháo đường gây ra ở trẻ, đồng thời ổn định chỉ số đường huyết tự nhiên và bền vững, một số hoạt chất sinh học từ thiên nhiên như Nhàu, Mạch môn, Câu kỷ tử… có khả năng phục hồi chức năng tuyến tụy, tăng sản sinh insulin, tăng cường hệ miễn dịch, từ đó làm giảm nguy cơ xuất hiện biến chứng.
Cha mẹ cần làm gì?
Trẻ mắc đái tháo đường sẽ bị hạn chế về chế độ ăn, mức độ hoạt động và cần phải tính toán lượng đường huyết và kế hoạch điều trị phù hợp. Do đó, gia đình và các bác sỹ cần giúp trẻ vượt qua thời gian khó khăn này.
Hiểu về bệnh và cách điều trị bệnh, cha mẹ có thể giúp trẻ cải thiện tình trạng đái tháo đường thông qua những việc sau (dưới sự hướng dẫn của y bác sỹ):
- Đo nồng độ đường huyết thường xuyên và dạy trẻ làm điều này như thế nào (với trẻ đã có đủ nhận thức).
- Học cách tiêm insulin. Insulin thường được tiêm vào vùng da dưới bụng hoặc bắp đùi.
- Tìm hiểu các triệu chứng của tình trạng đường huyết thấp và nhiễm toan ceton đái tháo đường và cách xử lý với tình trạng đó.
- Duy trì lượng glucose ổn định.
- Dạy cho trẻ cách tự tiêm insulin nếu chúng có thể - thường trong khoảng 9 tuổi trở lên.
- Đến gặp bác sỹ định kỳ nếu trẻ bị ốm vì bất cứ lý do gì – vì có thể cần phải điều chỉnh việc điều trị.
- Nếu trẻ bị nôn mửa, hãy kiểm tra đường huyết và liên hệ với bác sỹ.
- Hãy nói với nhà trường và bạn bè của trẻ về các triệu chứng của đường huyết thấp và cách xử lý.