Khi bước qua tuổi chập chững, con của bạn sẽ phát triển với một tốc độ đáng kể. Trong gian đoạn từ 2 đến 6 tuổi, kỹ năng nhận thức và ngôn ngữ của con phát triển vượt bậc. Con đã có thể bắt đầu với câu hỏi “Tại sao?”. Con cũng có thể thích những câu đố, lắng nghe hết một câu chuyện cười, hoặc một truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn ngắn. Theo thời gian, con sẽ có thể kể lại các câu chuyện ngắn theo một trình tự nhất định. Trong gian đoạn này, trẻ cũng có trí tưởng tượng phong phú, có cảm xúc rõ ràng. Trẻ biết chơi, thích vui đùa, biết sợ hãi, biết buồn, …
Vì vậy, cách dạy trẻ mầm non là sử dụng các phương pháp giáo dục không chỉ thích nghi được với giai đoạn phát triển hiện tại của trẻ, mà còn cần kích thích được trẻ sáng tạo để phát triển. Dù trong cuộc sống của trẻ, bạn đóng vài trò gì thì bạn cũng có thể làm cho việc học của trẻ trở nên thú vị, hiệu quả hơn đối với cả hai.
Cách dạy trẻ mầm non: Đặt các câu hỏi mở
Giai đoạn từ 2 đến 6 tuổi, trẻ đang phát triển các kỹ năng ngôn ngữ nền tảng. Điều quan trọng ở thời gian này là thu hút trẻ vào giao tiếp càng nhiều càng tốt. Đặt câu hỏi là một cách tuyệt vời để bạn trò chuyện với con. Để khuyến khích con suy nghĩ về thế giới xung quanh, bạn nên chắc chắn mình luôn sử dụng những câu hỏi mở.
Ví dụ về cách đặt các câu hỏi mở
- Tại sao con lại nghĩ điều đó xảy ra/Con nghĩ điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?
- Hãy kể cho bố/mẹ về ý tưởng của con?
Câu hỏi mở thường bắt đầu bằng những từ như: Tại sao, làm cách nào, cái gì, giải thích, hãy kể về, con nghĩ gì về, … Mặc dù “hãy kể về” không phải là dạng câu hỏi, nhưng kết quả khi con trả lời cũng giống như khi đưa ra một câu hỏi mở.
Tránh các câu hỏi đóng
Nếu bạn muốn tránh việc đặt một câu hỏi đóng cho con, hãy tránh sử dụng các cụm từ sau: Có phải là … không; Liệu … không; Không phải là … à; Con có … không.
Ví dụ, nếu bạn muốn hỏi con về một câu chuyện con vừa được nghe, thay vì hỏi: “Con có thích câu chuyện vừa rồi không?” bạn có thể hỏi “Con thích nhân vật nào trong câu chuyện? Sao con lại thích nhân vật ấy?” hoặc “Con có thích câu chuyện này không, tại sao vậy?”
Xin lưu ý rằng trẻ bị rối loạn giao tiếp hoặc chậm nói có thể không đáp ứng kịp thời với các câu hỏi mở. Trong trường hợp này, bạn cần nâng dần từng bước, khởi động là các từ ngắn như: có, không, nắng, mưa, nước, màu hồng, …
Cách dạy trẻ mầm non : Lắng nghe và trả lời các câu hỏi của trẻ
Khi được học một điều gì đó mới, trẻ em sẽ tự nhiên đưa ra câu hỏi. Bởi vậy, bạn hãy dành thời gian để lắng nghe câu hỏi của trẻ. Sau đó, hãy khuyến khích trẻ tự nghĩ ra câu trả lời bằng việc hỏi trẻ các câu hỏi mở khác có liên quan. Điều này sẽ kích thích sự phát triển nhận thức của con. Đồng thời với việc hỗ trợ con nghĩ ra câu trả lời cho chính câu hỏi của mình, bạn cũng cần cố gắng đưa ra câu trả lời tốt nhất mà bạn có thể nghĩ ra để trực tiếp trả lời câu hỏi ấy.
Đôi khi bạn sẽ cần phải hỏi lại nếu bạn thực sự chưa hiểu chính xác câu hỏi của con. Bạn có thể nói lại câu hỏi ấy và nói với con: “Đó có phải những gì con vừa hỏi không?”. Sau khi trả lời câu hỏi, bạn cũng nên hỏi lại con: “Điều đó có trả lời được câu hỏi của con chưa?”
Nếu con bạn đặt câu hỏi vào những thời điểm không phù hợp với bạn, bạn hãy nên giải thích với con tại sao đó không phải là thời điểm tốt để hỏi và trả lời. Bạn hãy chắc chắn nói với con rằng: “Bố/mẹ rất muốn nghe (hoặc nói) về điều đó, nhưng ngay lúc này không phải thời điểm tốt. Chúng ta có thể nói lại chuyện này vào tối nay (hoặc một thời điểm nào đó) không?”
Cách dạy trẻ mầm non : Đọc to các câu chuyện trong sách
Đọc sách cho trẻ là một hoạt động quan trọng nhất để phát triển ngôn ngữ và đặt nền móng cho cho việc học chữ sau này. Việc đọc sách giúp xây dựng nhận thức cho trẻ về biểu tượng âm thanh, một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng học đọc của trẻ sau này. Nó cũng xây dựng động lực, sự tò mò, trí nhớ, và tất nhiên, từ vựng. Nếu có những trải nghiệm tích cực với sách từ khi còn rất nhỏ, trẻ sẽ thích đọc sách hơn. Các con sẽ xem mình là độc giả và có nền tảng vững chắc về đọc viết.
Bạn nên tìm những cuốn sách có hình ảnh hấp dẫn, thu hút với kích thước phù hợp lứa tuổi của trẻ. Khi đọc sách cho con, bạn nên cho phép trẻ dừng lại để đặt câu hỏi hoặc nói về nội dung cuốn sách ấy.
Các thể loại sách:
Bạn nên tìm kiếm một loạt các cuốn sách vừa phản ánh kiến thức, phản ánh cuộc sống, kinh nghiệm, kỹ năng sống và văn hóa. Bạn cũng nên để con tiếp xúc với những cuốn sách khác nhau trong một thời gian để tránh việc con bị nhàm chán vì một chủ đề nào đó mỗi ngày.
Nên sắp xếp để giữ nhiều loại sách xung quanh nhà như một thư viện mở để khuyến khích việc đọc độc lập của trẻ. Nên thường xuyên hỏi con những cuốn sách chúng thích đọc và cập nhật liên tục những loại sách ấy.
Nên duy trì việc đọc sách cho trẻ mỗi ngày, ngay cả khi bé đã lớn. Trước khi đi ngủ hoặc vào cuối ngày học là thời gian tuyệt vời cho hoạt động này.
Bạn có thể tham khảo một số bộ sách sau:
Lưu ý khi dạy trẻ: Luôn nói nhẹ nhàng, tử tế và tôn trọng trẻ
Điều quan trọng khi giao tiếp với trẻ là bạn nói theo cách mà bạn muốn trẻ giao tiếp với mình. Trẻ học tốt nhất bằng cách bắt chước. Nếu bạn muốn con bạn lịch sự, hãy tự rèn luyện cách cư xử lịch sự với con và chú ý đến giọng điệu của bạn mỗi khi nói, đừng bao giờ to tiếng với con.
Hãy chắc chắn nói, “làm ơn”, “cảm ơn”, “xin lỗi” và “bố/mẹ xin lỗi” khi tương tác với con bạn hoặc khi nói chuyện với người lớn khác trước mặt chúng. Trẻ con sẽ không sử dụng những cụm từ này nếu chúng không nghe thấy những người lớn sử dụng các cụm từ ấy.
Hãy tưởng tượng giọng nói của bạn qua đôi tai của trẻ. Đã bao giờ con bạn nói với bạn “Tại sao bố/mẹ lại cáu với con?” khi bạn hoàn toàn không hề cáu gắt? Giọng điệu của bạn đã thể hiện sự tức giận, thất vọng, cáu gắt hoặc chán nản, … mà bạn không nhận ra. Nhưng người nghe, đặc biệt là trẻ con, sẽ nhận thấy rất rõ điều đó. Hãy luôn nhớ: Trẻ con thường chú ý đến giọng điệu, ngữ điệu nói hơn là nội dung nói.
Cách dạy trẻ mầm non : Trao đổi về cảm xúc thực của trẻ
Trẻ em cũng có cảm xúc theo đúng lẽ tự nhiên, nhưng chúng thường có một sự hiểu biết rất nguyên thủy về những cảm xúc ấy. Chúng có thể cảm thấy khó hiểu, mơ hồ và không thể gọi tên cảm xúc của mình, nên việc kìm chế cảm xúc trở nên khó khăn với trẻ. Việc bạn chủ động nói chuyện với trẻ để giúp trẻ hiểu được cảm giác của con là gì sẽ khiến con dễ dàng hơn trong việc nhận ra và điều tiết cảm xúc ấy cho những lần khác.
Cảm nhận của con về cảm xúc:
Hãy nhớ rằng trẻ em có thể không hoàn toàn hiểu cảm xúc là gì. Các con có thể không hiểu rằng thậm chí con cũng có cảm xúc. Con cũng có thể không hiểu được rằng những người khác cũng cảm nhận giống con. Chính thế, nên trẻ con càng chưa thể hiểu được mỗi hành vi cá nhân của mình cũng có thể gây ra phản ứng cảm xúc ở người khác. Bạn đừng bao giờ cho rằng trẻ mới biết đi hoặc trẻ mẫu giáo có hiểu biết đầy đủ về cảm xúc. Do đó, việc tự mình xử lý những cảm xúc tiêu cực của mình là điều không thể đối với các con.
Nói như vậy, để hiểu rằng, khi con cảm thấy thất vọng về một điều gì đó, thay vì việc giải quyết nó, trẻ con thường có xu hướng bạo lực, đánh, hoặc đấm vào một đối tượng khác như: bạn bè, ông bà, hoặc những ai chiều chúng. Một cú đánh chính là thể hiện sự bất mãn của trẻ về một điều gì đó. Nguyên nhân chính của xu hướng bạo lực này là do trẻ con chưa có đủ ngôn ngữ để diễn đạt cảm xúc của mình nên việc giao tiếp trở nên không hiệu quả, không giải quyết được vấn đề con đang gặp phải.
Giúp con mô tả cảm xúc của mình:
Bởi vậy, bạn nên sử dụng ngôn ngữ để giúp con mô tả và xác định cảm xúc của mình. Ví dụ như:
– Nói về cảm xúc của con: “Ồ, không! Mẹ thấy con đang có nước mắt đây này. Mẹ nghĩ rằng con đang khóc và thực sự buồn. Điều gì đã làm con buồn vây?”
– Nói về cảm xúc của bạn: “Ôi, ôi! Nghe con nói thế mẹ buồn cười quá! Mẹ rất vui đấy!”
Khi đã giúp con gọi tên được những cảm xúc như: vui, buồn, chán nản, thất vọng, …, bạn cần cố gắng trấn tĩnh con bằng cách giúp con đối phó với cảm giác tiêu cực như buồn bã, chán nản, …