Về chất: Các nhu cầu về dinh dưỡng của các bé tuổi mẫu giáo tương tự với nhu cầu về dinh dưỡng của các thành viên trong gia đình. Về lượng: khẩu phần ăn của mỗi bé ở mỗi tuổi khác nhau. Các bé cần các nhóm thực phẩm cơ bản sau:
- Tinh bột: gạo, bánh mì, ngũ cốc.
- Rau
- Hoa quả
- Sữa, sữa chua và pho mát.
- Các loại thịt đỏ (bò, lợn,...), thịt gia cầm, cá, trứng, đỗ quả, đỗ hạt.
Bé sẽ nhận đủ dinh dưỡng khi bạn để bé tự lựa chọn thức ăn trong số các thực phẩm dinh dưỡng. Bé cần protein để lớn lên. Protein (đạm) có trong sữa, thịt, cá, trứng, thịt gia cầm, pho mát, đỗ hạt và đỗ quả. Bé cần canxi để giúp xương và răng chắc khoẻ. Canxi có chủ yếu trong sữa và các sản phẩm từ sữa, và một lượng nhỏ trong các loại rau lá xanh đậm. Sắt là khoáng chất cần thiết mà con có thể lấy từ thịt, cá, trứng, thịt gia cầm, các loại rau lá xanh đậm, ngũ cốc có bổ xung sắt. Bé sẽ dễ hấp thụ sắt trong ngũ cốc khi bạn bổ xung cho bé nhiều loại thức ăn giàu vitamin C. Hoa quả thuộc họ cam quýt, các loại rau lá xanh đậm hoặc màu vàng là những nguồn thực phẩm bổ xung nhiều vitamin C và vitamin A. Bánh mì và ngũ cốc cung cấp nhiều khoáng chất và vitamin.
Cơ thể của trẻ nhỏ cần nhiều nước hơn người lớn. Bạn nên khuyến khích bé uống nhiều nước trong ngày.
Trong chế độ ăn uống của trẻ, bạn không thể không cung cấp chất béo. Chất béo là nguồn cung cấp năng lượng và các dinh dưỡng cần thiết để trẻ hoạt động là lớn lên. Với các bé dưới 2 tuổi, bạn không cần hạn chế chất béo trong khẩu phần của trẻ.
Với các bé trên 2 tuổi, hàm lượng chất béo chiếm khoảng 30% tổng lượng calo mỗi ngày. Giống với chế độ ăn uống của người lớn, bạn nên hạn chế chất béo no và chứa nhiều cholestorol trong khẩu phần ăn của các bé trên 2 tuổi. Bạn hãy giúp con có thói quen sử dụng các thực phẩm và đồ uống ít béo như sử dụng sữa tách bơ hoặc sữa có hàm lượng chất béo thấp thay vì sử dụng sữa nguyên kem. Bạn hãy nhớ những gợi ý trên chỉ áp dụng đối với bé trên 2 tuổi, chứ không áp dụng cho các bé dưới hai tuổi hoặc các bé cần có chế độ ăn uống đặc biệt.
Đường cung cấp một số loại dinh dưỡng và bạn nên hạn chế sử dụng trong khẩu phần của con. Các thực phẩm chứa đường là một trong những tác nhân khiến con hỏng răng. Bạn có thể hướng dẫn con đánh răng cẩn thận mỗi ngày để hạn chế tác động của đường tới răng.