Mùa thu có thời tiết đẹp nhưng thay đổi rất thất thường: lúc nắng, lúc mưa, ngày nóng, đêm lạnh. Đây là điều kiện thích hợp cho các dịch, bệnh xuất hiện, chúng ta cần phải rất chú ý cho sức khỏe của bản thân và gia đình. Sau đây là một số bệnh thường gặp vào mùa thu và cách phòng tránh:
Mùa thu có thời tiết đẹp nhưng thay đổi rất thất thường: lúc nắng, lúc mưa, ngày nóng, đêm lạnh. Đây là điều kiện thích hợp cho các dịch, bệnh xuất hiện, chúng ta cần phải rất chú ý cho sức khỏe của bản thân và gia đình. Sau đây là một số bệnh thường gặp vào mùa thu và cách phòng tránh:
1. Đau mắt đỏ
Đau mắt đỏ hay viêm màng tiếp hợp cấp thường xảy ra rất đột ngột. Có người chỉ đau một mắt, có người bị cả hai mắt, tiến triển rất nhanh, hay lây và phát triển thành dịch… Khi bị đau mắt cần đeo kính râm, nghỉ ngơi và hạn chế tiếp xúc với người khác để tránh lây lan. Giữ vệ sinh đôi mắt bằng cách rửa nước muối 9/1000 hay thuốc tím pha loãng 1/5000, 4-5 lần/ ngày.
2.Viêm phế quản
Bệnh viêm phế quản là một bệnh khá thường gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào. Bệnh thường nặng và nguy hiểm đối với trẻ em và người cao tuổi… Đó là tình trạng đường thở hay còn gọi là phế quản bị viêm nhiễm, đa phần là do nguyên nhân nhiễm trùng: có thể từ bên ngoài đến hoặc do các vi khuẩn ký sinh bình thường trong đường cổ họng gây bệnh khi cơ thể lâm vào các điều kiện bất lợi, nhất là thay đổi thời tiết. Bệnh viêm phế quản thường có biểu hiện ban đầu là sốt, trẻ em thường sốt khá cao (39-40 độ C), người gai lạnh và sau đó là ho.
3.Cảm lạnh
Cảm lạnh là bệnh thường xuất hiện vào mùa đông nhưng cũng thường gặp vào mùa thu khi đi ngoài trời bị mưa ướt hoặc khi nằm ngủ bật quạt liên tục thẳng vào người mà không giữ ấm phần ngực, cổ… Người bị cảm cúm toàn thân đau mỏi, khó chịu, sốt, nhức đầu… Dấu hiệu bị cúm là nhức đầu, nóng sốt, ớn lạnh, đau ê ẩm khắp toàn thân, đau họng, ho…
4.Sốt phát ban
Sốt phát ban là một bệnh hay gặp ở trẻ em, tác nhân gây bệnh là virus Rubella. Bệnh biểu hiện với hai triệu chứng nổi bật: hạch ngoại vi to và nổi ban đỏ trên da…Bệnh nhân thấy mệt mỏi, đau đầu, viêm kết mạc mắt, ho, sổ mũi, đau họng (các biểu hiện giống như cảm cúm), có thể bị đau khớp. Ngay sau đó các hạch ở sau tai, cạnh cổ sưng to, đau, rồi trên da bệnh nhân xuất hiện các dát đỏ bằng phẳng với mặt da và các sẩn màu đỏ, nhỏ li ti trong giống như ban sởi. Ngày đầu các ban mọc ở mặt rồi lan dần xuống thân mình, các chi và nhanh chóng lan ra toàn thân. Sang ngày thứ 2 các ban bắt đầu nhạt màu dần. Ngày thứ 3 các ban biến mất hoàn toàn không để lại sẹo, không để lại vết thâm. Bệnh tiến triển lành tính không để lại di chứng, nhưng nếu như bệnh xuất hiện ở phụ nữ mang thai ba tháng đầu thì đôi khi có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và gây nên các dị tật bẩm sinh ở tim, giác mạc, điếc, kém phát triển não hoặc não úng thuỷ… Phòng bệnh bằng tiêm chủng. Về điều trị, bệnh nhân phải được nghỉ ngơi, dùng một đợt kháng sinh chống nhiễm trùng, kháng