Các trường mầm non tại Anh đều áp dụng chương trình mầm non giai đoạn đầu đời, xây dựng giáo trình vừa chơi vừa học, khơi dậy và phát triển thể chất, trí tuệ và tâm hồn của trẻ. Bậc học mầm non là cấp học đầu đời của mỗi đứa trẻ. Phát triển giáo dục mầm non, là yếu tố rất quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước. Mỗi lứa tuổi mầm từ 1 đến 5 tuổi lại có một cách giáo dục riêng phù hợp với thể chất, ngôn ngữ và nhận thức của trẻ. Từ đó các chương trình cũng phải có sự học tập đổi để phù hợp và mang lại hiệu quả cao nhất có thể. Môi trường giáo dục lành mạnh, toàn diện chắc chắn sẽ là cơ hội cho sự phát triển toàn diện của trẻ Nhà trường đào tạo nhiều giáo viên giỏi với nhiều kinh nghiệm chăm sóc trẻ, dạy trẻ, giữ trẻ và yêu trẻ.
Tại Anh Quốc, các trường mầm non đều áp dụng theo chương trình mầm non giai đoạn nền tảng (EYFS – Early Years Foundation Stage), chương trình giáo dục quốc gia này được chính phủ Anh ban hành và xây dựng với hệ thống và lộ trình học tập vô cùng phù hợp với trẻ nhỏ. Hãy cùng Kiddihub tìm hiểu về chương trình giáo dục mầm non Anh đặc biệt như thế nào nhé!
Để trẻ tự do và thoải mái vui chơi là chìa khóa cho sự phát triển của trẻ trong giai đoạn mầm non theo chương trình nền tảng giáo dục quốc gia của Bộ Giáo dục Anh. Thông qua quá trình vui chơi, trẻ có cơ hội khám phá và trải nghiệm thế giới xung quanh, từ đó học được cách sống sự chia sẻ, giao tiếp hòa đồng và biết cách ứng xử với mọi người xung quanh.
Hệ thống chương trình học nền tảng của Anh gồm 6 lĩnh vực học tập và phát triển, chương trình học được thiết kế để trẻ vừa chơi vừa học nhằm khơi dậy và phát triển tối đa thể chất, trí tuệ và tâm hồn của trẻ. Chương trình học tập của trẻ được chia thành 3 mảng chính gồm giao tiếp và ngôn ngữ, phát triển thể chất, phát triển cá nhân xã hội và cảm xúc; 3 mảng khác là phát triển gồm toán học, hiểu về thế giới, nghệ thuật thể hiện và thiết kế. EYFS được áp dụng và thành công không chỉ tại Anh mà còn ở nhiều nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.
Phương châm lấy trẻ làm trung tâm
Cô giáo chỉ đóng vai trò hướng dẫn còn trẻ sẽ tự tìm hiểu về các môi trường, hiện tượng xung quanh mình theo lời của cô. Trẻ sẽ tự chủ động bao nhiêu thì sự hiểu biết của trẻ càng được cải thiện. Đây chính là nguyên tắc vững vàng và tích cực nhất trong giáo dục mầm non. Mọi hoạt động học tập đều thông qua các hoạt động vui chơi giảm cho sự trẻ căng thẳng. Giáo viên là người quan sát, hướng dẫn xây dựng lộ trình nội dung giảng dạy phù hợp, tổ chức các hoạt động theo phương pháp chơi – học – phát triển, sau đó quan sát điều chỉnh. Trẻ được phép làm sai trước khi làm đúng, tham gia tích cực vào quá trình phát triển, thay vì thụ động chờ sự ban phát từ phía người lớn.
Chương trình giáo dục mầm non với phương án giáo dục sớm ngay từ nhỏ
Nhận thức được tiềm năng của thai nhi, trẻ sơ sinh và trẻ mẫu giáo. Nguyên tắc bắt đầu từ lúc 0 tuổi nhằm đồng bộ giữa “ngôn ngữ thị giác” và “ngôn ngữ thính giác”. Nhằm tới mục tiêu hàng đầu là “tạo tính cách tốt”. Nguyên tắc cho trẻ từ 0-6 tuổi, đây được coi là thời kì vàng cho mọi sự phát triển não bộ cũng như tư duy. Ở độ tuổi này cha mẹ cần đánh thức khơi dậy sự hứng thú cho trẻ, kích thích trí tò mò của trẻ giúp trẻ cảm thấy tự mình yêu thích việc học và hứng khởi để phát triển toàn diện các kĩ năng bản thân.
Nguyên tắc khơi dậy trí tò mò, đam mê khám phá.
Việc kết hợp vừa học vừa chơi cho trẻ sẽ giúp trẻ cảm thấy hứng khởi trong việc học tập và vui chơi, kích thích não bộ nghiên cứu học tập.
Nguyên tắc khích lệ cổ vũ.
Việc thể hiện sự cổ vũ khen ngợi bé khiến bé cảm thấy mình làm tốt và có động lực làm các việc tiếp theo. Không nên nghiêm khắc quát mắng hay la hét để bé sơ hãi và ảnh hưởng đến tâm lý bé.
Nguyên tắc biết làm nhỏ những vẫn đề từ lớn sang vấn đề bé.
Giúp bé tiếp nhận vấn đề một cách tự nhiên nhất, khiến bé không cảm thấy sợ hãi mà tìm ra cách giải quyết tối ưu.
Nguyên tắc biến thế giới rộng lớn gói gọn trong môi trường trường học.
Thế giới quá rộng lớn bao la. Nhà trường hãy biết kết hợp các chủ đề các bài học tao cho trẻ những tình huống và cách giải quyết trước mọi vấn đề.
Kết luận
Phương châm giáo dục của mầm non Anh được chú trọng phát triển dựa trên sự phân tích kỹ lưỡng về tâm sinh lý của trẻ Kiddihub nhận thấy đây là thời điểm có thể kích hoạt tối đa tiềm năng của não bộ. Giáo dục mầm non cần tập trung ưu tiên các nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất, nhân lực, chính sách tạo điều kiện thuận lợi để trẻ phát triển toàn diện các mặt như phát triển ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm xã hội, kỹ năng giao tiếp và hiểu biết chung. Đặc biệt giáo dục mầm non Anh luôn được coi trọng là nền tảng cho sự phát triển toàn diện của mỗi con người.