Phát triển kỹ năng vận động khi bé chơi bóng
Bạn thử nghĩ xem món đồ chơi nào hoàn hảo cho một đứa bé 3 tuổi, bằng nhựa hoặc cao su, không cần pin, có thể cho trẻ chơi theo mọi cách và cũng không hề đắt đỏ? Câu trả lời chính là những quả bóng, mà có thể nhà bạn cũng đã có vài quả rồi!
Bé 3 tuổi chỉ biết rằng chơi với bóng là một điều rất rất tuyệt. Nhưng bạn có biết khi bé chơi bóng, các động tác chụp, đá, lăn đòi hỏi sự phối hợp tay và mắt kết hợp cùng các cơ bắp khác của cơ thể để giúp trẻ hoàn thiện các kỹ năng vận động tinh cũng như vận động thô.
Sự phát triển phối hợp sẽ hữu ích cho trẻ khi thực hành kỹ năng viết, đi xe đạp và những kỹ năng khác sau này.
Ở tuổi lên 3, con bạn có thể đá và ném một quả bóng khá tốt. Tuy nhiên, làm việc đó chính xác lại là chuyện khác. Bắt bóng là một việc khó khăn rất lớn với trẻ. Hầu hết trẻ em độ tuổi này không thực sự phối hợp được với người bắt bóng cho đến khi trẻ được 10 tuổi. Lúc này, trẻ chỉ có thể bắt được những trái bóng lớn với 2 tay để phía trước nếu như người lớn đưa bóng đúng chỗ. Bước tiếp theo sẽ là gì? Bắt bóng bằng khuỷu tay? Tuy nhiên, có lẽ phải mất thêm một hoặc hai năm nữa để trẻ làm được điều đó.
Kỹ năng bắt bóng thường khác nhau giữa các trẻ ở độ tuổi này. Một số trẻ có thể trở thành “găng tay vàng” ngay từ sớm. Một số khác cần luyện tập nhiều hơn hoặc bớt nhút nhát hơn. Bạn nên cho trẻ chơi cùng một quả bóng lớn, mềm và có nước hoặc bóng chuyên dùng trên bãi biển, những quả bóng này giúp trẻ dễ chơi hơn và không làm trẻ đau nếu chẳng may bị bóng văng trúng người.
Bạn có biết trò chơi với bóng có thể giúp bé 3 tuổi phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ?
Cuộc sống của mẹ: Bé đã trở thành nhà đàm phán thông minh?
Lần sau, khi bạn nói “Không” với một trong những yêu cầu của bé 3 tuổi, đừng ngạc nhiên nếu bé đi thẳng vào phòng và hỏi y như vậy đối với chồng hoặc vợ bạn.
Trong việc xác định ranh giới, trẻ tuổi này đã đủ thông minh để tìm ra “giới hạn” của ba mẹ có thể khác nhau. Trẻ biết ai cưng chiều theo ý của mình trong gia đình. Trẻ cũng bắt đầu có những cuộc đàm phán với bạn như: “Một miếng cắn to hay nhỏ hả mẹ?” khi bạn muốn trẻ hoàn thành phần ăn của mình trước khi ra sân chơi.
Vậy phải làm thế nào nếu bạn nói “Không” nhưng chồng bạn lại nói “Được”? Tốt nhất là bạn nên tránh càng xa kịch bản này càng tốt bằng cách làm cho mọi chuyện sáng tỏ và đưa ra những quy định của gia đình.
Nếu vẫn xảy ra chuyện “mẹ nói không ba nói có” với những điều chưa được thống nhất từ trước, giải thích với chồng lý do bạn không đồng ý cho trẻ làm điều này. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chuẩn bị cho những cuộc đàm phán nhẹ nhàng và kiên trì để đưa ra cách giải quyết những vấn đề nhỏ.