Có thể ba mẹ chưa biết, khả năng ngôn ngữ của trẻ được hình thành ngay từ khi bé mới chào đời. Ở những tháng đầu, bé thể hiện ngôn ngữ qua tiếng khóc và cách phụ âm bập bẹ. Càng lớn hơn các bé càng được tiếp xúc, được nghe ngôn ngữ từ thế giới xung quanh bởi vậy mà khả năng nói càng trở nên điêu luyện hơn.
Mỗi bé sẽ có sự phát triển khác nhau, bé biết nói nhanh, bé biết nói chậm, bé nói nhiều, bé nói ít. Tuy nhiên, khả năng nói của bé cũng phụ thuộc nhiều vào phương pháp dạy con tập nói của ba mẹ. Ba mẹ cùng tham khảo 9 tuyệt chiêu dạy con tập nói đơn giản ngày sau đây nhé!
1. Trò chuyện liên tục với trẻ
Trước khi tắm cho trẻ, thay tã hoặc cho bé bú hay thực hiện bất kỳ việc gì, mẹ cũng nên bắt đầu bằng việc nói chuyện với trẻ. Trẻ ở độ tuổi này tuy chưa đáp lại mẹ nhưng theo thời gian bé sẽ hiểu điều mẹ nói và bắt chước cách giao tiếp như thế nào. Phương pháp này tuy đơn giản nhưng hiệu quả mang lại cực cao, mẹ thử ngay nhé!
2. Gọi tên bé
Trước khi bắt đầu nói chuyện, mẹ nên tạo sự chú ý bằng cách gọi tên bé. Đây là âm thanh bé thường xuyên được nghe nên cũng sẽ ghi nhớ lâu nhất. Ngoài ra, mẹ cũng nên lưu ý giao tiếp với trẻ bằng ánh mắt. Tránh tình trạng nói chuyện với bé nhưng lại nhìn sang chỗ khác, hoặc tệ hơn nữa là làm một việc khác. Bằng cách gọi tên và giao tiếp bằng mắt, bé sẽ dễ dàng đoán được ý câu nói của mẹ hơn.
3. Đọc tên các đồ vật quen thuộc
Đọc tên các đồ vật quen thuộc là cách giúp bé học từ mới và nhớ lâu hơn. Thời gian rảnh cùng chơi với bé bố mẹ nên dừng lại và chỉ vào các đồ vật trong nhà, đọc tên các đồ vật đó lên. Ba mẹ cũng có thể bé mang đồ vật đến cho mình để bé có cơ hội tiếp xúc và nhớ lâu đó là đồ vật gì.
4. Đưa trẻ tới những khu vui chơi công cộng
Hầu hết các bé đều thích chơi cùng bạn bè đồng trang lứa, khi được tới những khu vui chơi hoặc công viên, bé sẽ có cơ hội tiếp xúc với các bạn, các anh chị. Khả năng bắt chước của trẻ khi bắt chước đứa trẻ khác sẽ nhanh hơn và khi ra khu vui chơi công công bé tiếp xúc nhiều hơn nên cũng có thể học cách giao tiếp nhanh hơn.
Theo các chứng minh khoa học thì vốn từ của trẻ nhỏ có thể nói lên thành công trong tương lai của trẻ. Trẻ em có vốn từ phong phú sẽ có chức năng học tập và hành vi tốt hơn những đứa trẻ còn lại khi trưởng thành.
5. Thường xuyên chơi trò chơi cùng trẻ
Các trò chơi chính là hình thức học tập khiến trẻ thích thú nhất. Thông qua các trò chơi bé cũng dễ dàng học nhiều từ, làm quen nhiều hơn với cuộc sống và các từ nào dũng trong ngữ cảnh như thế nào.
Khi dạy trẻ tập nói mẹ có thể bày tỏ sự thích thú của mình đối với chú gấu nhỏ của bé, và nói chuyện với bé về bạn gấu. Hoặc mẹ có thể hòa mình vào trò chơi của bé, cùng bé đóng vai một nhân vật nào đó, hỏi bé về trò chơi. Giống như bạn, bé cũng sẽ thích thú nói chuyện với người cùng sở thích với mình. Trẻ học nói sớm giúp trẻ vui vẻ hòa đồng và thông minh hơn.
6. Đọc sách và kể chuyện cho trẻ
Mỗi tối trước khi đi ngủ, thay vì hát ru bé ngủ, vỗ về bé thì bạn có thể kể cho bé nghe một câu chuyện. Câu chuyện này không chỉ được kể một lần mà ba mẹ có thể dùng để kể vào mỗi tối trước khi bé ngủ. Cách này không chỉ giúp bé học được nhiều từ và cách giao tiếp mà còn rèn cho con thói quen yêu thích sách.
Một cách khác, trước khi đi ngủ bạn có thể dành thời gian để trò chuyện cùng bé, hỏi về những hoạt động trong ngày của bé. Cách này không những khuyến khích trẻ tập nói mà còn cho bé cảm giác được bố mẹ quan tâm, yêu thương.
7. Cho trẻ nghe nhạc và hát cho trẻ nghe
Không chỉ có bố mẹ hát ru cho trẻ mà nên khuyến khích trẻ hát dù là chưa rõ lời hay chỉ mới bập bẹ, khi bé được khuyến khích và có được niềm vui sẽ tạo thêm động lực cho bé cố gắng phát âm ra từ cần thiết.
Ba mẹ cũng thể cho trẻ nghe một vài hát thiếu nhi phù hợp với độ tuổi và bé yêu thích. Khi đó bé cũng sẽ hát theo những giai điệu bài hát và khả năng giao tiếp của bé cũng tốt hơn.
8. Không chê bai trẻ
Dù bé nói chậm, các bậc bố mẹ nên kiên nhất và tích cực, tránh thể hiện thái độ thất vọng hoặc chê bai bé, sẽ không làm bé biết nói nhanh hơn, ngược lại dễ dẫn đến tình trạng bé tự ti và không muốn mở miệng nữa.
9. Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với thiết bị điện tử
Các thiết bị là một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ chậm nói như hiện nay. Khi tiếp xúc quá nhiều với thiết bị điện tử không chỉ khong tốt cho mắt mà còn dẫn đến bé ít giao tiếp với ba mẹ từ đó dẫn tới chậm nói. Vì vậy, ba mẹ dù bận cũng nên chơi cùng con, nói chuyện cùng con chứ không nên cho con tiếp xúc với thiết bị điện tử quá nhiều nhé!