Ước mơ khởi đầu là một sở thích. Thứ mà bé con của bạn thích
làm nhất có thể trở thành ước mơ lý tưởng cho tương lai. Nhà tâm lý học trẻ em
Mademline Levine viết trong cuốn sách “Teach Your Child Well” rằng, khám phá về
bản ngã của mình chính là một trong những nhiệm vụ của chủ yếu của trẻ độ tuổi
Tiểu học. Trước khi lên cấp 2, trẻ nên có “cái nhìn tin cậy về bản thân và giá
trị bản thân”.
Tuy nhiên, với tư cách cha mẹ, chúng ta cần nhận diện và thấu
hiểu sự khác biệt sâu sắc giữa việc giúp con nhỏ theo đuổi ước mơ của chúng và
việc giúp trẻ tự khám phá ra mơ ước của mình. Những ước mơ ấy phải là của con,
chứ không phải của chúng ta.
Bắt đầu từ điều bạn biết nhưng không gắn chặt với nó
Vấn đề cốt yếu nằm ở chỗ: các con không phải là bạn. Bạn có
thể đội trưởng đội cổ vũ hoặc tiền đạo cho đội bóng trường. Nhưng con bạn có thể
chẳng quan tâm tới điều đó.
Thật dễ để thúc trẻ đi theo những gì bạn từng say mê. Nhưng
trẻ đâu nhất thiết làm thế. Đừng ép trẻ gắn bó với thứ gì đó chỉ bởi nó là giấc
mơ xưa của bạn.
Trao cho trẻ thật nhiều trải nghiệm
Đưa bé đi du lịch để bé có cái nhìn đầu tiên về thế giới.
Ngoài ra, bạn có thể đưa con tới các sự kiện nghệ thuật. Ví dụ, ghé thăm nhà hát,
buổi hoà nhạc, lớp khiêu vũ… để trẻ tận mắt chứng kiến sự sáng tạo. Khám phá các
bảo tàng nghệ thuật và khoa học. Bởi bạn không bao giờ biết điều gì sẽ truyền cảm
hứng cho con hình dung về tương lai của mình.
Tham gia hoạt động ngoại khoá phong phú
Thật dễ để bị cuốn đi trong niềm vui sướng chứng kiến con thành
công ở một khía cạnh nào đó. Bạn có thể tiêu tốn nhiều tiền vào một sở thích có
thể là hoặc có thể không là ước mơ lớn nhất của mình. Đừng đặt ra những kỳ vọng
thiếu thực tế cho việc con phải tham gia một hoạt động trong bao lâu. Đơn giản
là tận hưởng mọi khoảnh khắc khi chúng đến.
Không ngừng trò chuyện với con
Hãy nói chuyện với con về cảm nhận đối với một hoạt động cụ
thể nào đó. Ngày nay, con trẻ chịu rất nhiều áp lực đối việc chuyện học hành. Các
hoạt động ngoại khoá góp phần quan trọng giúp trẻ giải toả căng thẳng. Do đó, hãy
thường xuyên trò chuyện để chắc chắn rằng con được vui.
Tạo cơ hội để trẻ gặp gỡ những người giỏi giang, các nhà lãnh
đạo
Nếu bạn muốn con theo đuổi ước mơ đáng để theo đuổi, hãy đảm
bảo rằng, có những người dẫn lối để khích lệ con. Trẻ tiền tuổi teen lắng nghe
mọi loại lời khuyên. Từ các ngôi sao YouTube tới những người ảnh hưởng trên mạng
xã hội, bạn bè cùng lứa. Không phải tất cả lời khuyên ấy đều thúc đẩy ước mơ mà
bạn cho rằng phù hợp với con. Hãy chọn lọc những người trưởng thành có thể tác
động tích cực đến cuộc đời con.
Nói thành lời những gì con bạn giỏi
Trẻ độ tuổi Tiểu học không phải lúc nào cũng ý thức được sở
trường của mình. Khi bạn thấy con làm gì đó có thể biến chuyển thành ước mơ, hãy
nói với con.
Ví dụ: Bạn có thể thấy con giảng cho em cách làm bài tập về
nhà rất hiệu quả. Hãy nói với con rằng: “Mẹ để ý cách con giải thích các khái
niệm cho em con thật dễ hiểu quá. Con có bao giờ nghĩ mình sẽ làm giáo viên không?