10 cách vui để cải thiện khả năng ghi nhớ của trẻ.
Giữa các môn Toán, Khoa học, Nghiên cứu xã hội và chơi đùa,
có rất nhiều thứ trẻ cần ghi nhớ. Cộng với vô số kích thích từ môi trường xung
quanh, đôi khi, trí nhớ của trẻ bị quá tải. Và ngay cả một câu hỏi đơn giản như
“Hôm nay ở trường có gì không con?”, trẻ cũng có thể tặng bạn một biểu cảm “không
biết nói gì”.
Trẻ em ngày nay phải tiếp nhận quá nhiều thứ trong một ngày.
Đôi lúc, con đối mặt với tình trạng đãng trí. Sau đây là một số gợi ý của cha mẹ
Ấn trong việc giúp con trẻ tăng cường khả năng ghi nhớ:
Sử dụng thẻ chơi
Chuẩn bị một bộ thẻ có in/vẽ các hình dạng khác nhau. Nếu nhận
được thẻ hình tròn, trẻ sẽ làm động tác tương ứng: đưa tay vòng qua đầu sao cho
hai bàn tay chạm nhau… Tương tự với các hình còn lại. Sau đó, đề nghị con thực
hiện từng động tác tương ứng với từng hình dạng theo thứ tự vừa diễn ra. Có thể
thay đổi thứ tự các thẻ sau mỗi lần chơi để tăng thử thách.
Cải thiện khả năng ghi nhớ bằng tạp chí thiếu nhi
Đưa cho trẻ một tờ bạp chí dành cho trẻ em. Chỉ dẫn con đi tới
một trang cụ thể và gạch chân mọi từ có chứa “a” trong vòng 1 phút.
Trò chơi biển số xe
Có nhiều hình thức linh hoạt để thực hiện những trò chơi như
thế này. Ví dụ: trong chuyến đi xa, bạn đọc to biển số xe của các xe đi ngang
qua. Sau đó, nói ngược lại. Đề nghị con làm tương tự.
Trò chơi bài đơn giản
Một số trò chơi với thẻ bài như Crazy Eights, Uno, Go Fish…
có thể giúp cải thiện khả năng ghi nhớ của trẻ bởi con cần nắm rõ luật chơi. Không
những thế, con còn cần nhớ thẻ nào mình đang có, thẻ bạn chơi mình đang có.
Ngay cả những trò board game như cờ vua cũng có tác dụng tăng cường tập trung và
kỹ năng ghi nhớ ở trẻ.
Trò chơi về loài vật
Đề nghị trẻ kể tên các con vật mà bé biết, bắt đầu bằng một
chữ cái nào đó. Ví dụ: chữ “B” có: bò, bê, báo… Tương tự với tên gọi các loài
hoa, chim hóc, côn trùng….
Từ đồng nghĩa, trái nghĩa
Một trò chơi vừa giúp cải thiện khả năng ghi nhớ vừa giúp bé
luyện ngôn ngữ. Đề nghị con liệt kê càng nhiều từ đồng nghĩa với “addition” –
phép tính cộng – càng tốt. Ví dụ: all toghether, in all, total, plus…
Giới thiệu về số thứ tự
Tuỳ thuộc tuổi của con, bạn có thể đưa ra 3, 4 hay 5 chỉ dẫn
bằng cách sử dụng số thứ tư. Ví dụ: 1: con đi vào phòng cuối cùng, lấy chiếc khăn
màu hồng ở đó nhé”. 2: “Đi vào thư viện và đặt chiếc khăn lên ghế. 3: Cầm cuốn
sổ trên bàn nghiên cứu và bút chì lên.
4: Đưa cuốn sổ cho mẹ”. Mỗi lần chơi, bạn
nên tăng độ khó các chỉ dẫn.
Viết hoặc nói to mọi thứ về các vật dụng trên khay
Chuẩn bị khoảng 20 vật dụng nhỏ – bút chì, ô tô đồ chơi, bóng
bàn… đặt vào khay. Trong khoảng 1 phút, đề nghị con quan sát khay rồi lấy khăn
che đi. Bạn cũng có thể lấy 1 vật dụng ra khỏi khay. Sau đó, đề nghị con viết
hoặc nói to những thứ trên khay con còn thiếu. Trò chơi này, tre có thể chơi với
từ, số hoặc chữ cái.
Trò chơi tiếp nối
Trò chơi tăng khả năng ghi nhớ này có thể thực hiện với tối
thiểu 2 người và tối đa 6 người. Người đầu tiên bắt đầu nói 1 câu, trong đó có địa
điểm, tình huống và vật dụng. Ví dụ: “Mình đã tới trường tham gia một hội chợ rất
vui và mua được một túi đầy kẹo”. Người tiếp theo nhắc lại đúng câu người trước
nói rồi thêm vào phần của mình. Ví dụ: “Mình đã tới trường tham gia một hội chợ
rất vui và mua được một túi đầy kẹo, chưa kể tới 2 chiếc bút chì. Người thắng cuộc
là người nhớ được câu dài nhất từ các bạn trước.
Kể chuyện và kể chuyện
Đây là cách cực kỳ hiệu quả trong việc nâng cao khả năng ghi
nhớ của trẻ. Bởi nó yêu cầu trẻ phải thật sự tập trung và trí nhớ ngắn hạn để lữu
trữ thông tin và thuật lại câu chuyện.