Để ứng xử với tâm lý bé, ba mẹ cần bình tĩnh và tìm ra các phương pháp để bé chịu lắng nghe. Cách ứng xử sẽ tùy thuộc theo từng độ tuổi, mỗi độ tuổi não bộ của bé sẽ phát triển 1 phần, trong đó quá trình nhận ra vấn đề là lập lại cách ứng xử của ba mẹ đến khi bé học được kỹ năng tự xử lý. Một đứa trẻ học được tốt kỹ năng này từ cách dạy tốt và kiên nhẫn của ba mẹ sẽ giúp bé tự điều chỉnh hành vi tốt và phát huy được tính chất lãnh đạo trong mỗi bé khi lớn hơn. Ba mẹ có thể xem xét một sốt cách sau:
Cách 1: chuyển chú ý của bé sang 1 điều khác. Với bé từ 3- 15 tháng tuổi (áp dụng khá hiệu quả)
Ở độ tuổi này bé sẽ bắt đầu chia những vùng xử lý ngắn, hành động lúc này chỉ có thể lưu lại trong não bé 1 thời gian rất ngắn (có thể chỉ vài giây).
Bé không thể nhớ việc bị chuyển chú ý sang 1 việc khác khi bé đang vòi vĩnh hay tỏ vẻ bực tức việc gì. Tuy nhiên, bạn không nên gây chú ý bé bằng thiết bị điện tử (ipad/điện thoại/TV) bởi vì việc này sẽ lưu lại đủ lâu để tạo "1 thói quen".
Phương pháp sẽ không hiệu quả khi bé quá đói hoặc quá mệt, vì lúc này bé không phân bố đủ năng lượng để duy trì hoạt động phân tích não bộ. Bé chủ yếu dùng năng lượng ít ỏi cho việc duy trì thể chất trước.
Cách 2: Làm mẫu cho bé xem. Độ tuổi thích hợp: từ 12 tháng tuổi trở lên
Bản năng của bé trong giai đoạn này là làm theo những gì bé nhìn thấy, nên trong tuổi này bé thật sự không biết hành động như thế nào là đúng. Đừng xem việc bé cầm món đồ chơi quăng đi và tỏ vẻ thích thú là 1 hành động sai trái. Bởi vì, trước khi có hành động này, bé có thể trải qua 1 trong 2 điều sau:
- Ba mẹ đã khuyến khích khi bé vô tình làm vậy. Ví dụ: ném 1 trái bóng.
- Bé nghĩ thả rơi 1 vật thể thú vị hơn việc cầm nó
Như vậy, ba mẹ cần làm mẫu để bé biết những vật dụng nào cần để nhẹ nhàng, đồ chơi nào có thể ném. Những lúc bé làm bể 1 món đồ nào đó bằng thủy tinh, ba mẹ thường la mắng nhưng lại vô cùng lo lắng xem bé có sao không, Hành động và suy nghĩ trái ngược nhau khiến bé không biết cách ứng xử và làm gì cho đúng, khiến bé rất sợ và phản ứng lại bằng cách quấy khóc nhiều. Nếu điều này xảy ra ở bé lớn thì bé sẽ "học cách nói dối" cho lần sau. Điều đơn giản mà ba mẹ hành động là đến bên bé và nói: “ ly đã bễ rồi, con đưa tay cho mẹ xem nào!” với khuôn mặt nghiêm túc mẹ bế bé sang một bên rồi nói: “con đứng đây đợi mẹ, mẹ sẽ dọn dẹp”. Hành động cho bé đứng 1 bên, mẹ không tỏ ra quan tâm nhiều tới né, không dọa nạt để bé học được cách tự điều chỉnh cảm xúc và hiểu rằng “mình đang làm mẹ lo lắng”
Điều bạn cần làm đơn giản là hành động như sau: Chạy lại bên bé và nói: "Cốc/bình đã vỡ rồi, con đưa cho mẹ xem tay nào!". Lúc này khuôn mặt bạn nghiêm túc. Nếu không có mãnh vỡ nào, bạn bế bé sang 1 bên và nói: "Con đứng đây đợi mẹ và mẹ sẽ dọn dẹp". Hành động cho bé đứng một bên, mẹ không tỏ ra quan tâm nhiều tới bé, nhưng cũng không dọa nạt bé, bé sẽ học cách tự điều chỉnh cảm xúc và hiểu rằng "mình đang làm mẹ lo lắng". Đây là cái mà bé cần phải được dạy.
Cách 3: Cho trẻ thời gian suy nghĩ với số phút bằng chính số tuổi của bé
Ở độ tuổi này, trẻ bắt đầu hiểu được cách nhận ra vấn đề. Do đó, khi trẻ bướng bỉnh, hãy hành động dứt khoát và cho trẻ thời gian tự suy ngẫm. Sau đó, bạn mô tả lại hành vi của bé cho bé nghe. Các chuyện gia cho rằng, để trẻ có thời gian suy nghĩ là phương pháp giáo dục hiện đại, không chỉ thể hiện sự tôn trọng suy nghĩ của trẻ, mà còn giúp trẻ trải nghiệm vấn đề. Thời gian đầu sẽ gặp nhiều phản kháng, nhưng việc xử lý bình tĩnh, cứng rắn và lặp lại sẽ giúp bạn thành công, đồng thời giúp bé học được cách hành động đúng.